Tôi thường mua thức ăn ở một ngôi chợ quận. Chợ có nhà lồng, nhưng lại có những con đường bao quanh rất rộng, và chính nơi đó trở thành một khu chợ “chồm hổm” khác, đông đúc không thể tả. Nhiều buổi sáng, tôi phải len xe Honda qua những gánh rau cải, gánh tàu hủ, mì căn, rồi những thau cá, thau tép nhảy soi sói, những mẹt thịt heo lỏng chỏng, bên cạnh những thúng cam sành xanh óng ả, những cần xé mận đỏ hồng hồng...

	Tạp bút: Lề đời

Tạp bút: Lề đời

Tôi thường mua thức ăn ở   một ngôi chợ quận. Chợ  có nhà lồng, nhưng lại có  những con đường bao quanh rất rộng, và chính nơi đó trở thành một khu chợ “chồm hổm” khác, đông đúc không thể tả. Nhiều buổi sáng, tôi phải len xe Honda qua những gánh rau cải, gánh tàu hủ, mì căn, rồi những thau cá, thau tép nhảy soi sói, những mẹt thịt heo lỏng chỏng, bên cạnh những thúng cam sành xanh óng ả, những cần xé mận đỏ hồng hồng...

Mệt, vì chật, vì nắng. Nhưng được cái là, chỉ cần vói tay lựa, xong trả tiền, rồi thảy bó rau vô rổ xe, chạy vù về nhà, khỏi cần gởi xe vô bãi mất công. Đa số người đi chợ bây giờ là công chức, ít thời gian, phải tranh thủ kiểu như vậy, nên chả trách cái chợ “chồm hổm” cứ tồn tại mãi...

Nhưng nó luôn tồn tại trong sự phập phồng, và trong đắng cay, nước mắt. Bởi nhà nước đã quy định dọn dẹp lòng lề đường, tạo bộ mặt văn minh cho thành phố, nên không thể chấp nhận những kiểu chợ như thế. Tôi thường xuyên trông thấy cảnh truy bắt, rượt đuổi giữa những anh trật tự đô thị và những bà, những chị buôn gánh bán bưng. Đang đi, nghe “hoét” một cái, chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy mọi người xô nhau chạy tán loạn. Từ đằng xa, hai anh trong bộ sắc phục xanh lơ phóng xe Honda tới, nhảy xuống giằng lấy rổ rau của một chị nét mặt khắc khổ. Chị cố giằng lại như một phản xạ, nhưng rồi phải buông tay vì biết nếu càng phản ứng thì càng có nguy cơ bị mời về “đồn”. Chị đứng nhìn theo rổ rau mà nước mắt chảy dài. Một chị khác lật đật đẩy chiếc xe ba gác nhỏ chở chuối dạt ra xa, nhưng không kịp nữa rồi, anh trật tự đã nắm gọn cái cân của chị quẳng lên chiếc xe ô tô thùng của mấy anh vừa lái trờ tới. Cái cân kêu đánh xoảng, chắc là gãy chớ không mong gì còn nguyên. Nét mặt chị đau đớn, nhưng lập tức đanh lại, và buông một câu chửi thề trong họng: “ cho mầy lấy đi!”. Thương nhất là một bà cụ hơn 60 tuổi, xăn quần gánh cái gánh cam nặng trĩu chạy lạch bạch vô hiên của một tiệm bán tạp hóa, vài trái cam lăn long lóc xuống mặt đường, no tròn, lắc lĩu. Vô tới hiên nhà, mồ hôi ướt đẫm lưng áo bà ba, và đôi mắt bà như còn thảng thốt... Ngoài kia, chiếc xe của mấy anh trật tự đã đầy ắp những bó rau, những con cá, những chiếc thau nhựa cũ mèm... và tôi không thể nào quên được những gương mặt hầm hừ, đanh lại, cứ như mấy anh đang rượt đuổi một thứ tội phạm gì ghê gớm lắm.

Tôi hay đứng lặng người dõi theo cảnh ấy, và tự hỏi: Ai đúng? Ai sai? Hình như ai cũng đúng, và ai cũng sai. Mấy anh trật tự đúng, vì phải làm tròn bổn phận nhà nước giao. Nhà nước đúng, vì phải tạo bộ mặt văn minh cho thành phố. Còn những bà con nghèo khổ kia cũng đúng, vì họ không còn cách nào để sinh sống, nuôi con, mới phải lăn lưng ra lòng lề đường với số vốn vài chục ngàn chỉ đủ mua một rổ rau. Có khi số vốn ấy là tiền vay nóng mà tôi chứng kiến rất nhiều trong cái xóm lao động của mình. Cứ vay 100.000đ, mỗi ngày góp 4.000đ, coi như cuối tháng trả thành 120.000đ. Rồi lại vay tiếp. Như vậy, làm sao họ có thể đăng ký một cái sạp trong nhà lồng chợ với số vốn có khi là cả chục cây vàng? Họ đành dạt ra lòng lề đường. Và trong số tiền lãi nhỏ nhoi hằng ngày, chỉ cần bị tịch thu một món gì đó là coi như bứt vốn. Nước mắt chảy xuống những phận nghèo...

Thương họ, rồi thương cho mấy anh trật tự, cũng lãnh đồng lương còm cõi, mà nếu không dẹp được cái chợ chồm hổm ấy thì chắc chắn sẽ bị cho nghỉ việc, con cái ở nhà lại nheo nhóc mà thôi. Cứ vậy, niềm vui của người này là nỗi khổ của người khác. Biết làm sao! Dẫu vậy, vẫn mong những gương mặt đi truy bắt kia đừng có đằng đằng sát khí. Bởi nếu chị ta không bán rau thế này thì biết đâu chị ta đã trở thành một kẻ cắp, gây tội ác nào đó. Hãy cho nhau một ánh nhìn thông cảm, bởi phận tôi, phận chị đều mỏng manh như nhau!

Rốt cuộc, cái chợ chồm hổm cứ còn mãi sau bao nhiêu năm. Vẫn bán tràn ra lề đường, vẫn truy bắt, rượt đuổi, vẫn khóc lóc, năn nỉ, vẫn chửi thề, cay đắng... Và biết bao phận người đang bị dạt ra “lề đời” như thế, trong khi nhiều cao ốc đang mọc lên chọc thủng trời xanh, những casino, vũ trường sặc sụa rượu, bia, gái đẹp... Lề đời, có khi cả đời ta chưa bước qua, thấu hiểu!

Hoàng Anh 


Về Menu

Tạp bút: Lề đời

gia nguon Chú Đại Bi 8 điều nhất định không được nói tam duoc tinh roi toi lien tieu bÓ tát kính quên Vu lan chuẩn bị bữa chay cho cả tinh tan 隨佛祖 người yêu sự an lạc đến từ buông bỏ mọi nơi Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương Chiều cuối năm vật trí tuệ sinh mệnh của đạo phật thích 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên thời Thành đạo theo tinh thần Thiền tông thua thien hue long trong khai mac trien lam nguyen huong rong tu cong duc hoi huong vang sanh vai nội cach cung ram thang bay tai nha hop ly va tiet chỉ duc phat va nen hoa binh nhan loai cha me dung lo chung con se thi tot ma Tiếp y nghia cua viec sam hoi trong dao phat cau chuyen y nghia ve qua bao khi giet dong vat đức phật chỉ ra 10 ân huệ của cuộc tam Lễ húy nhật lần thứ 16 cố Đại lão tieu su hoa thuong thich buu phuoc 1880 Trung thu hoài ức và trăn trở ý nghĩa của nghi thức tắm phật 3 công dụng bất ngờ của yến mạch ưng son sống Nam Đọc kinh y鎈 Trà sớm với Vu lan muộn