Tôi thường mua thức ăn ở một ngôi chợ quận. Chợ có nhà lồng, nhưng lại có những con đường bao quanh rất rộng, và chính nơi đó trở thành một khu chợ “chồm hổm” khác, đông đúc không thể tả. Nhiều buổi sáng, tôi phải len xe Honda qua những gánh rau cải, gánh tàu hủ, mì căn, rồi những thau cá, thau tép nhảy soi sói, những mẹt thịt heo lỏng chỏng, bên cạnh những thúng cam sành xanh óng ả, những cần xé mận đỏ hồng hồng...

	Tạp bút: Lề đời

Tạp bút: Lề đời

Tôi thường mua thức ăn ở   một ngôi chợ quận. Chợ  có nhà lồng, nhưng lại có  những con đường bao quanh rất rộng, và chính nơi đó trở thành một khu chợ “chồm hổm” khác, đông đúc không thể tả. Nhiều buổi sáng, tôi phải len xe Honda qua những gánh rau cải, gánh tàu hủ, mì căn, rồi những thau cá, thau tép nhảy soi sói, những mẹt thịt heo lỏng chỏng, bên cạnh những thúng cam sành xanh óng ả, những cần xé mận đỏ hồng hồng...

Mệt, vì chật, vì nắng. Nhưng được cái là, chỉ cần vói tay lựa, xong trả tiền, rồi thảy bó rau vô rổ xe, chạy vù về nhà, khỏi cần gởi xe vô bãi mất công. Đa số người đi chợ bây giờ là công chức, ít thời gian, phải tranh thủ kiểu như vậy, nên chả trách cái chợ “chồm hổm” cứ tồn tại mãi...

Nhưng nó luôn tồn tại trong sự phập phồng, và trong đắng cay, nước mắt. Bởi nhà nước đã quy định dọn dẹp lòng lề đường, tạo bộ mặt văn minh cho thành phố, nên không thể chấp nhận những kiểu chợ như thế. Tôi thường xuyên trông thấy cảnh truy bắt, rượt đuổi giữa những anh trật tự đô thị và những bà, những chị buôn gánh bán bưng. Đang đi, nghe “hoét” một cái, chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy mọi người xô nhau chạy tán loạn. Từ đằng xa, hai anh trong bộ sắc phục xanh lơ phóng xe Honda tới, nhảy xuống giằng lấy rổ rau của một chị nét mặt khắc khổ. Chị cố giằng lại như một phản xạ, nhưng rồi phải buông tay vì biết nếu càng phản ứng thì càng có nguy cơ bị mời về “đồn”. Chị đứng nhìn theo rổ rau mà nước mắt chảy dài. Một chị khác lật đật đẩy chiếc xe ba gác nhỏ chở chuối dạt ra xa, nhưng không kịp nữa rồi, anh trật tự đã nắm gọn cái cân của chị quẳng lên chiếc xe ô tô thùng của mấy anh vừa lái trờ tới. Cái cân kêu đánh xoảng, chắc là gãy chớ không mong gì còn nguyên. Nét mặt chị đau đớn, nhưng lập tức đanh lại, và buông một câu chửi thề trong họng: “ cho mầy lấy đi!”. Thương nhất là một bà cụ hơn 60 tuổi, xăn quần gánh cái gánh cam nặng trĩu chạy lạch bạch vô hiên của một tiệm bán tạp hóa, vài trái cam lăn long lóc xuống mặt đường, no tròn, lắc lĩu. Vô tới hiên nhà, mồ hôi ướt đẫm lưng áo bà ba, và đôi mắt bà như còn thảng thốt... Ngoài kia, chiếc xe của mấy anh trật tự đã đầy ắp những bó rau, những con cá, những chiếc thau nhựa cũ mèm... và tôi không thể nào quên được những gương mặt hầm hừ, đanh lại, cứ như mấy anh đang rượt đuổi một thứ tội phạm gì ghê gớm lắm.

Tôi hay đứng lặng người dõi theo cảnh ấy, và tự hỏi: Ai đúng? Ai sai? Hình như ai cũng đúng, và ai cũng sai. Mấy anh trật tự đúng, vì phải làm tròn bổn phận nhà nước giao. Nhà nước đúng, vì phải tạo bộ mặt văn minh cho thành phố. Còn những bà con nghèo khổ kia cũng đúng, vì họ không còn cách nào để sinh sống, nuôi con, mới phải lăn lưng ra lòng lề đường với số vốn vài chục ngàn chỉ đủ mua một rổ rau. Có khi số vốn ấy là tiền vay nóng mà tôi chứng kiến rất nhiều trong cái xóm lao động của mình. Cứ vay 100.000đ, mỗi ngày góp 4.000đ, coi như cuối tháng trả thành 120.000đ. Rồi lại vay tiếp. Như vậy, làm sao họ có thể đăng ký một cái sạp trong nhà lồng chợ với số vốn có khi là cả chục cây vàng? Họ đành dạt ra lòng lề đường. Và trong số tiền lãi nhỏ nhoi hằng ngày, chỉ cần bị tịch thu một món gì đó là coi như bứt vốn. Nước mắt chảy xuống những phận nghèo...

Thương họ, rồi thương cho mấy anh trật tự, cũng lãnh đồng lương còm cõi, mà nếu không dẹp được cái chợ chồm hổm ấy thì chắc chắn sẽ bị cho nghỉ việc, con cái ở nhà lại nheo nhóc mà thôi. Cứ vậy, niềm vui của người này là nỗi khổ của người khác. Biết làm sao! Dẫu vậy, vẫn mong những gương mặt đi truy bắt kia đừng có đằng đằng sát khí. Bởi nếu chị ta không bán rau thế này thì biết đâu chị ta đã trở thành một kẻ cắp, gây tội ác nào đó. Hãy cho nhau một ánh nhìn thông cảm, bởi phận tôi, phận chị đều mỏng manh như nhau!

Rốt cuộc, cái chợ chồm hổm cứ còn mãi sau bao nhiêu năm. Vẫn bán tràn ra lề đường, vẫn truy bắt, rượt đuổi, vẫn khóc lóc, năn nỉ, vẫn chửi thề, cay đắng... Và biết bao phận người đang bị dạt ra “lề đời” như thế, trong khi nhiều cao ốc đang mọc lên chọc thủng trời xanh, những casino, vũ trường sặc sụa rượu, bia, gái đẹp... Lề đời, có khi cả đời ta chưa bước qua, thấu hiểu!

Hoàng Anh 


Về Menu

Tạp bút: Lề đời

己が身にひき比べて gáŸi sam hoi nhu the nao la dung sám hối như thế nào là đúng sám hối như thế nào là đúng phật giáo là một tôn giáo hay một こころといのちの相談 浄土宗 เฏ สต những lời sám hối của con tới mẹ 僧伽吒經四偈繁體注音 浄土宗のお守り お守りグッズ khong du nhien lieu va tuoi tho de di den trai dat nghi thức khai thị vong linh và sám hối ba hieu the nao cho dung hong tran may kiep rong choi 荐拔功德殊胜行 繰り出し位牌 おしゃれ 中孚卦 净土五经是哪五经 lối vào hạnh bồ tát Thai phụ cần lưu ý gì khi tập thể dục ä½ ç 饿鬼 描写 夷隅郡大多喜町 樹木葬 å 経å いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 如闻天人 陈光别居士 墓地の選び方 個人墓地の種類と選び方 06 chuong 6 nhan nhuc พระอ ญญาโกณฑ ญญะ 06 chương 6 nhẫn nhục vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao bí mật trái tim thiêng liêng bất diệt Thuốc trị ung thư máu có tác dụng với cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang 一人 居て喜ばは二人と思うべし 05 chuong 5 chanh niem 05 chương 5 chánh niệm イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 gốc ろうそくを点ける hỏi Mối liên hệ giữa thầy おりん 木魚のお取り寄せ Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa 03 chương 3 phát tâm bồ đề