Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã nhanh chóng được bản địa hóa Trong lịch sử phát triển của mình, Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc
Tham quan phòng trưng bày di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã nhanh chóng được bản địa hóa. Trong lịch sử phát triển của mình, Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc. Khối di sản này bao gồm hệ thống không gian, kiến trúc chùa tháp, các tác phẩm điều khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng, nhạc khí... cùng những giá trị về tư tưởng, đạo đức, văn học, âm nhạc và nhiều nghi lễ Phật giáo.

Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh, vừa gắn bó hữu cơ với cảnh quan chung. Từng bộ phận kiến trúc, từng pho tượng, bức tranh, đồ thờ tự... trong các ngôi chùa đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc.

Nhằm giới thiệu khái quát những nét đặc trưng và những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh văn hóa dân tộc, Bảo tang lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa Phật giáo Việt nam (sưu tập Bảo tàng Lịch sử quốc gia). Trưng bày giới thiều gần 200 tài liệu, hiện vật có niên đại từ đầu công nguyên tới thời Nguyễn gồm tranh, tượng Phật, trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí... Đặc biệt là chiếc trống đồng Cảnh Thịnh đúc vào thời Tây Sơn vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia Việt Nam.

Xin giới thiệu phòng trưng bày online Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam: http://tuvien.com/img/disanvanhoaphatgiao.egal.vn

 
  Chân đèn thời Lý, thế kỷ 13-14.   Hoa văn cửa chùa Phổ Minh, thời Trần, thế kỷ 13-14.

Chân đèn - nhà Mạc - 1589.

Chân đèn - Lê Trung Hưng - Thế kỷ 17.

Lư hương - nhà Mạc - 1582.

Lư Hương - Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.

Lư hương - nhà Nguyễn - thế kỷ 19.   Phật Nhập Niết Bàn - Lê Trung Hưng - thế kỷ 17.



Tượng đầu Bồ Tát thời Lý, Thế kỷ 11.

Tượng Phật - thế kỷ 19.

Tượng Tăng sĩ - nhà Nguyễn - thế kỷ 19.   BBT sưu tầm
Nguồn: daophatngaynay.com

Về Menu

tham quan phòng trưng bày di sản văn hóa phật giáo việt nam tham quan phong trung bay di san van hoa phat giao viet nam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tot nam dien vien lu luong vy dong vai duc phat thich Nguy hại của mất ngủ vững bền trong giáo pháp của phật Nụ cười của người đàn ông khuyết bán Nhìn CẠchùa vĩnh nghiêm Kho thien phat giao î cuộc sống thường ngày của đức phật Bệnh nhược cơ dễ gây tử vong ä½ æ Cha mẹ 경전 종류 พนะปาฏ โมกข 白骨观 危险性 一仏両祖 読み方 大法寺 愛西市 曹洞宗管長猊下 本 Những mùa Phật đản đi qua hãy åº 欲漏 çŠ Hơi thở nặng mùi và cách điều trị Ni giÃƒÆ vi tu si co mot khong hai 欲移動 ï¾ï¼ tiểu sử hòa thượng thích bửu phước Thể dục trước khi ăn sáng có giúp Nghiện cà phê là do gene Long trọng tưởng niệm Tổ Minh Hải Phật 深恩正 四比丘 金宝堂のお得な商品 Năm nguyên tắc của sức khỏe tinh em Nằm ón Tp và 寺庙的素菜