GNO - Ngày đi qua sao cho không hoang phí, không uổng kiếp người theo Đức Phật dạy là rất khó được?

Tháng Bảy đi qua…

GNO - Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua. Ký ức ngồn ngộn về mưa chen vào giữa những suy nghiệm về những cơn mưa và những phận người làm người ta bay bổng, lạc lối giữa bến bờ mê-thực của cuộc sống vốn không thực, không hư này…

Tháng Bảy đi qua, những bộn bề lo toan của hàng triệu triệu con người, là những phụ huynh và học sinh, lo cho cái ngưỡng sẽ phải bước qua để đi tiếp, để những ngã rẽ tiếp nối mang tên “số phận” một con người. Có những ước mơ dang dở và có những sự vỡ òa hạnh phúc. Trong nhân duyên trùng trùng, vô thủy vô chung này, âu mọi sự biểu hiện đều là “hội đủ nhân duyên”, nên tất cả đều là lẽ đương nhiên, có cưỡng cầu cũng không được, nếu cưỡng cầu lại thêm xót xa, khổ đau thêm.

Thang bay 2.jpg

Tháng Tám mùa thu, sắp sang - Ảnh minh họa

Nhưng, tháng Bảy đi qua, bên cạnh những nỗi lo hằn sâu trong nếp nghĩ của học trò còn là những dấu vết về tình người thơm thảo, về những thương yêu thao thức của những ông bố bà mẹ nơi trường thi, nơi những trang sách còn bỏ ngỏ của con. Những lời an ủi chân thành, về sự thành công, thất bại trong cuộc đời, trong một mùa thi đủ kéo những người trẻ tin rằng, con đường còn dài phía trước, ta cứ đi, rồi ta sẽ vươn xa…

Ước mơ và hoài bão, tuổi trẻ ai mà chẳng có. Tháng Bảy là tháng cô đọng, đông đặc những lo âu, bởi những ước mơ đến thời phải biểu hiện. Hạnh phúc của người thành công, hay nỗi buồn của ai chưa chạm tay vào mơ ước là điều phải ngẫm, phải suy, trong cách ứng xử với nó. Cả xã hội đang có một hướng nhìn khác về thành công, về giấc mơ giảng đường, rằng đó không là con đường duy nhất. Cha mẹ tảo tần đặt lên vai con một thông điệp, một ước mơ mà cuộc đời cha mẹ chưa làm được, con ráng làm rạng rỡ tổ tông. Con cái lớn lên, đeo đuổi chuyện học hành, hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình trong chuyện học, và cũng hiểu ước mơ của cha mẹ cũng là mơ ước của chính mình. Nhưng, sức người có hạn, thêm vào đó là những rủi may của chốn trường thi, trên lộ trình “lều chõng”, lắm khi trái gió trở trời cũng đủ là chướng ngại bước vào lộ giới thành công.

Nếu hiểu và đồng điệu với những ước mơ, thương con một cách thật thà thì chắc chẳng có cha mẹ nào nỡ nặng lời khi con chưa thi đỗ. Và nếu hiểu và thương cha mẹ một cách thật thà thì chắc chẳng có người con nào vì sự buồn giận nhất thời, la mắng nhất thời của cha mẹ vì những va vấp, thất bại của mình trên đường đời mà lại chọn cái chết…

Tất cả là ở chỗ tình thương và sự hiểu biết. Song, hiểu và thương đó, nhưng lắm khi tập khí vốn ăn sâu lâu ngày, đã hiểu và cũng thương lắm nhưng thói quen xấu cứ hiển bày, gây ra những đớn đau bất ngờ. Xã hội trọng bằng cấp, và theo cái guồng của bằng cấp (phải có) để tồn tại, để vươn xa hơn trong ước vọng “công thành danh toại” làm người ta nhiều phen đau đớn, khô khốc, chật vật… Ấy vậy mà người ta vẫn thích cổ xúy cho thứ bằng cấp hão huyền, vốn không phải là điều kiện tiên quyết của hạnh phúc bằng cách tự xưng, tự sướng với những chức danh, những học vị, học hàm… như một thứ trang sức phô bày để người ta nể, phục. Có thể có đó, nhưng, nhơn cách và tấm lòng thơm thảo đôi khi đáng giá gấp trăm ngàn lần.

Có bận, người ta nghiêng mình với chị bán vé số nghèo không bằng cấp trả lại 6,6 tỷ đồng tiền vé trúng cho anh thợ hồ - bởi một “hợp-đồng-miệng”, tiền chưa trao, cháo chưa múc. Và anh thợ hồ nọ cũng cư xử rất đẹp khi tặng lại một tấm vé số trúng giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng cho chị bán vé số. Cả hai cùng vui, và xã hội đã có một dịp lấy lại niềm tin nơi thiên lương của con người - thực ra vẫn còn đâu đó, không hề bị mai một như bức tranh màu xám mà họ vẫn thường thấy trên các trang báo “cướp-hiếp-giết” mỗi ngày, cũng như những trang mạng xã hội mọc ra như nấm ở ta hiện nay…

Chao ôi, tháng Bảy đi qua, đi qua, để năm-tháng mình hiện hữu cứ ngắn lại trong ý nghĩ, giả như đời người là một quỹ sống cố định, thì mỗi ngày qua ta đã xài thêm một ngày. Ngày đi qua sao cho không hoang phí, không uổng kiếp người theo Đức Phật dạy là rất khó được! Hỏi thế để âm thầm quay về quét dọn vườn tâm, chào tháng Tám sắp sang…

Lưu Đình Long


Về Menu

Tháng Bảy đi qua…

mua trâu phóng sinh được trâu báo đáp Gió Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão to hac đệ mot ky quan cua myanmar an tâm trà chùa phước hậu có nên cho trẻ nhỏ quy y Ba vị danh Ni tiêu biểu trong tiến trình hoa tầm sư học ni truong thich nu dieu khong trong phong trao dau di san the gioi sri lanka không Cổ Khái triết chùa võng thị Thường Thận xay vong thẠảo ảnh that hanh phuc khi ca gia dinh cung theo dao phat gi chuyển Tiệc buffet chay gây quỹ xây tịnh xá Lon Bóng hoa sen trong bun nhất giáo Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng soi day chuyen dinh menh 8 công dụng tốt cho sức khỏe của CÃ ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn nghĩ giup chương viii thời kỳ đầu của phật giản บทสวดพาห งมหากา 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 Bỏ Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dai hung dai luc cua bo tat quan the am kỷ