Những lời Đức Phật nói là nền tảng căn bản thực nghiệm, dùng làm những phương tiện để trợ giúp cho con người vượt khỏi những bế tắc trong đời sống mà họ gặp phải Ngoài Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, còn có Thất giác chi hay Thấ
Thất giác chi

Những lời Đức Phật nói là nền tảng căn bản thực nghiệm, dùng làm những phương tiện để trợ giúp cho con người vượt khỏi những bế tắc trong đời sống mà họ gặp phải. Ngoài Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, còn có Thất giác chi hay Thất bồ đề phần. Nội dung của Thất giác chi gồm có :
Trạch pháp giác chi là sự phân tích, biết phân biệt đúng sai, để chọn lựa pháp môn tu tập phù hợp với trình độ căn cơ của chính mình. Trong kinh Sa Di Thập Giới nói : "Cái khổ ở địa ngục, của con lừa, con lạc đà chở nặng chưa phải là khổ, không tìm thấy được hướng đi mới thực sự là khổ".

Niệm giác chi là phương pháp được Đức Phật đề cập nhằm giúp cho con người phát triển tuệ giác, đồng thời có công năng làm cho các vọng niệm không dấy khởi.

Tinh tấn chi giác là nỗ lực đòi hỏi người tu tập phải kiên trì, để vượt qua mọi thử thách. Trong Kinh Pháp cú, Đức Phật có nói : "Hết ngày này qua tháng khác, người thợ vàng phải nỗ lực công phu mới lọc được vàng ròng. Con người muốn cho thân tâm trong sạch cũng phải cố gắng rèn luyện như thế".

Hỷ giác chi là một động lực giúp cho người tu tập khởi tâm hoan hỷ, trong mọi hoàn cảnh, để vượt qua mọi trở ngại trên đường tu đạo, dẫn đến cứu cánh sau cùng là giải thoát.

Khinh an giác chi là trạng thái nhẹ nhàng an lạc tỉnh giác trong đời sống, luôn luôn thư thái do đạt được niềm hỷ lạc thanh tịnh của các pháp thiện, nhờ đó mà người tu tập có thể thong thả đi tới đích mà không gặp chướng ngại nào.

Định giác chi là tâm luôn luôn an định tỉnh giác, không bị chi phối bởi phiền não vọng tưởng và các duyên bên ngoài tác động vào tâm thức. Đức Phật nói : Con người là tối thượng. Việc tu tập để tâm định không có nghĩa là để biết người khác, tìm tòi "soi căn, soi kiếp của người khác".

Xả giác chi là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư, không luyến ái, không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn. Trong Kinh Jãtaka nói : "Trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất", và Kinh Kim Cang cũng có câu : "Người tu tập phải như thuyền qua sông, khi thuyền đã cập bến, nếu ta không bỏ để lên bờ thì đừng hòng đi đến đâu và biết được gì".

Thất giác chi là con đường thực hành đưa đến đời sống an vui hạnh phúc, thoát khỏi khổ. Đức Phật nói : "Nước của bốn biển chỉ có một vị duy nhất, đó là vị mặn của muối. Giáo pháp của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát".

  Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân.

Về Menu

thất giác chi that giac chi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

生前墓 Huyễn thân ly xả đạo tràng thuyền お墓のお năm chướng ngại trong việc tu thiền คำอาราธนาศ ล ข น ต có nên cho trẻ nhỏ quy y PhÃÆp Chữa khản tiếng bằng củ cải trắng học phật mùa phật đản trong ký ức tuổi thơ Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch Hồi ức một quận chúa Kỳ 2 Bản án Ung thư đại trực tràng gia tăng ở hàn quốc triển lãm nghệ thuật đương phap nhu va am nhac Ùc Khoảnh khắc con đối diện với lòng quách 永代供養 東成 bç¾ i Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh Hải Tôi tang Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh Hải bồ sư thầy trẻ thích ở rừng chồi non lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the ç Nhìn vào móng tay có thể biết tình TT Huế Trang nghiêm lễ Đại tường con duong cua nen va hoa 打七 gieo hạt Nỗi niềm về mẹ Mười cách tạo phước lành 若我說天地 phóng Khoảnh khắc con đối diện với lòng æ æ คนเก ยจคร าน å çœ¼ä½ æ nguong vong chon kinh 仏壇 通販 安い 日本仏壇センター Ngăn ngừa ung thư đại trực tràng bằng 茶湯料とは 因地不真 果招迂曲 biển Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 65 cố 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 chua vinh trang Long An Tổ đình Linh Nguyên giỗ Tổ khai