Những lời Đức Phật nói là nền tảng căn bản thực nghiệm, dùng làm những phương tiện để trợ giúp cho con người vượt khỏi những bế tắc trong đời sống mà họ gặp phải Ngoài Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, còn có Thất giác chi hay Thấ
Thất giác chi

Những lời Đức Phật nói là nền tảng căn bản thực nghiệm, dùng làm những phương tiện để trợ giúp cho con người vượt khỏi những bế tắc trong đời sống mà họ gặp phải. Ngoài Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, còn có Thất giác chi hay Thất bồ đề phần. Nội dung của Thất giác chi gồm có :
Trạch pháp giác chi là sự phân tích, biết phân biệt đúng sai, để chọn lựa pháp môn tu tập phù hợp với trình độ căn cơ của chính mình. Trong kinh Sa Di Thập Giới nói : "Cái khổ ở địa ngục, của con lừa, con lạc đà chở nặng chưa phải là khổ, không tìm thấy được hướng đi mới thực sự là khổ".

Niệm giác chi là phương pháp được Đức Phật đề cập nhằm giúp cho con người phát triển tuệ giác, đồng thời có công năng làm cho các vọng niệm không dấy khởi.

Tinh tấn chi giác là nỗ lực đòi hỏi người tu tập phải kiên trì, để vượt qua mọi thử thách. Trong Kinh Pháp cú, Đức Phật có nói : "Hết ngày này qua tháng khác, người thợ vàng phải nỗ lực công phu mới lọc được vàng ròng. Con người muốn cho thân tâm trong sạch cũng phải cố gắng rèn luyện như thế".

Hỷ giác chi là một động lực giúp cho người tu tập khởi tâm hoan hỷ, trong mọi hoàn cảnh, để vượt qua mọi trở ngại trên đường tu đạo, dẫn đến cứu cánh sau cùng là giải thoát.

Khinh an giác chi là trạng thái nhẹ nhàng an lạc tỉnh giác trong đời sống, luôn luôn thư thái do đạt được niềm hỷ lạc thanh tịnh của các pháp thiện, nhờ đó mà người tu tập có thể thong thả đi tới đích mà không gặp chướng ngại nào.

Định giác chi là tâm luôn luôn an định tỉnh giác, không bị chi phối bởi phiền não vọng tưởng và các duyên bên ngoài tác động vào tâm thức. Đức Phật nói : Con người là tối thượng. Việc tu tập để tâm định không có nghĩa là để biết người khác, tìm tòi "soi căn, soi kiếp của người khác".

Xả giác chi là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư, không luyến ái, không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn. Trong Kinh Jãtaka nói : "Trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất", và Kinh Kim Cang cũng có câu : "Người tu tập phải như thuyền qua sông, khi thuyền đã cập bến, nếu ta không bỏ để lên bờ thì đừng hòng đi đến đâu và biết được gì".

Thất giác chi là con đường thực hành đưa đến đời sống an vui hạnh phúc, thoát khỏi khổ. Đức Phật nói : "Nước của bốn biển chỉ có một vị duy nhất, đó là vị mặn của muối. Giáo pháp của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát".

  Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân.

Về Menu

thất giác chi that giac chi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

净地不是问了问了一看 浄土宗のお守り お守りグッズ sua kinh khong bang hieu kinh va tu theo kinh 中孚卦 Kinh 如闻天人 nen mong co ban de ghpgvn hoi nhap va phat trien lÃÆ lịch sử thiền tông nhật bản 計算 年忌法要 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 あんぴくんとは å พระอ ญญาโกณฑ ญญะ sợi Bằng chứng về tác dụng giúp giảm hạnh nguyện bồ tát 佛教禪定教室 thuc Suy nghĩ về bước chân du hóa 10 hoa quả dành cho người tiểu đường tieng ac vi nguoi ma tao nghiep ac thi chinh minh phai chiu 金乔觉 LÃƒÆ Tôi si phâ Thường tự tánh quan âm 1 đám hoi ä½ ç cu si tam minh 墓地の選び方 phat BẠChính thức khai trương Việt chay vai tro cua nu tu phat giao trong thoi bac thuoc êm 夷隅郡大多喜町 樹木葬 ประสบแต ความด 必使淫心身心具断 簡単便利 戒名授与 水戸 æ Žå ƒ lÃƒÆ đại giới đàn cam lộ và hành trình về Cơn mưa đầu mùa quyet Khói