Con cái sinh ra và lớn lên, trưởng thành trong một gia đình từ lúc chưa có hiểu biết cho đến khi có đầy đủ sự làm chủ những hành vi, suy nghĩ, cho đến khi chúng có đầy đủ quyền công dân độc lập Chúng sống và hình thành nhân cách theo sự giáo dục, vun đắp
Thấy được gì từ những đứa con hư

Con cái sinh ra và lớn lên, trưởng thành trong một gia đình từ lúc chưa có hiểu biết cho đến khi có đầy đủ sự làm chủ những hành vi, suy nghĩ, cho đến khi chúng có đầy đủ quyền công dân độc lập. Chúng sống và hình thành nhân cách theo sự giáo dục, vun đắp, bồi dưỡng và uốn nắn của cha mẹ...
Thông thường bậc làm cha, làm mẹ nào cũng dành hết tình thương yêu cho con cái và mong muốn chúng trưởng thành nên người, sống hạnh phúc, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Có người còn ước mơ cao hơn là mong muốn con cái sẽ trở thành niềm tự hào của bản thân cha mẹ cũng như gia đình, dòng tộc.

Thế nhưng...! Không phải đứa con nào cũng sẽ đáp ứng được nỗi niềm mong mỏi đó của cha mẹ, để rồi chúng vẫn cứ hư, vẫn cứ mãi không thể trưởng thành, thậm chí còn mang đến biết bao khổ đau, buồn hận, tủi nhục cho mẹ cha.

Dư luận xã hội sẽ lên án những người con ấy, bậc làm cha mẹ trong lúc cùng quẫn, bất lực có thể buông ra những lời nói cay đắng rằng: "Làm người không muốn thì mày làm Ma". Người ta sẽ cùng nhau đổ thừa rằng: "Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính" như để che đậy đi những khuyết điểm của chính những bậc làm cha, làm mẹ. Từ họ Nguyễn, họ Phạm, họ Trần, họ Lê v.v... con người sẽ cùng nhau chuyển sang họ "Đổ" mỗi khi bất lực.

Chúng ta hãy cùng nhau xem xét cho thật kỹ, vậy thì nguyên nhân khiến những đứa trẻ trở nên hư hỏng là do đâu? do Ông Trời (sinh tính), do xã hội hay là do chính cha mẹ của chúng?

Tìm hết trong các kinh điển của nhà Phật, không có chỗ nào Đức Phật giáo hóa rằng đời nay Tham, Sân, Si là do nhân gì đời trước. Như vậy là Tham, Sân và Si thì không có nhân ở đời trước mà chính nó là nhân ác của hiện tại để cho quả ác trong tương lai là bất hạnh và khổ đau.

Con cái sinh ra và lớn lên, trưởng thành trong một gia đình từ lúc chưa có hiểu biết cho đến khi có đầy đủ sự làm chủ những hành vi, suy nghĩ, cho đến khi chúng có đầy đủ quyền công dân độc lập. Chúng sống và hình thành nhân cách theo sự giáo dục, vun đắp, bồi dưỡng và uốn nắn của cha mẹ. Tuy cha mẹ không phải là hạt giống nhưng cha mẹ là môi trường sinh thái (đất, nước, gió, lửa, không, kiến, thức), là chất phụ gia chăm bón, bồi dưỡng, là hàng rào bảo vệ khỏi những tác động xấu, nguy hiểm của môi trường để cái hạt non ấy vươn mầm thành cây con và phát triển thành một cái cây trưởng thành, vững chãi. Cái cây ấy sẽ ra sao thì ngoài việc từ hạt giống xấu tốt thế nào, nó hoàn toàn phụ thuộc vào những điều kiện chăm sóc, uốn nắn, bảo bọc xung quanh nó, đó là cha mẹ.

Vậy những bậc làm cha mẹ có nên đổ thừa hết lên đầu con cái những lỗi lầm, sai trái khi đứa con của họ trở thành một cái cây èo uột, sâu xia, xấu xí và vô dụng?

Bản thân chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ đã học hỏi được những gì từ cuộc đời này? Chúng ta đã tốt chưa? chúng ta đã dành cho con cái của mình những điều đúng đắn chưa? chúng ta đã thấy biết được một cách chín chắn, một cách chính xác về sự thật và lẽ phải của cuộc đời chưa? chúng ta đã dạy dỗ con cái được những gì và như thế nào? những thứ, những điều ta dành cho chúng, nuôi dưỡng chúng liệu đã phải là những điều thật sự tốt? chúng ta đã bớt tham, sân, si một cách cực đoan hay chúng ta cũng vẫn đang nặng nề ôm chặt chẳng kém gì những đứa trẻ hư đốn ấy?

Cái gì cũng có nguyên nhân nên ấy gọi là nhân quả: Vì có cái này nên mới có cái kia. Chúng ta có cái quả đắng ngày hôm nay cũng là do chúng ta đã gieo trồng những nhân duyên xấu ác từ hôm trước chứ hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, không phải do Ông Trời.

Con người sinh ra nơi thế giới này là để học tập và thể nghiệm các pháp sinh diệt, biến đổi vô thường của thế giới hữu vi. Vì vậy, nếu con người ngừng học tập thì con người chắc chắn sẽ không có lối thoát, và sẽ chìm sâu trong màn đêm đen bất tận của bất hạnh, khổ đau và vô minh.

 
Sa môn Thích Trí Nguyện tự Giác Huyễn

Về Menu

thấy được gì từ những đứa con hư thay duoc gi tu nhung dua con hu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

佛教讲的苦地 cáo pháp 魔在佛教 lç¹ 赞观音文 鼎卦 在空间上 Vui thay Phật ra đời 临海市餐饮文化研究会 Phật giáo 演若达多 念佛人多有福气 kiên テ phật giáo ペット供養 曹洞宗 印手印 Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay bÊo สรนาาใสย สงขฝลล 法会 東京都 宿坊 放下凡夫心 故事 Quảng Ngãi Húy kỵ đệ nhất khai sơn そうとうしゅう Hệ hòa thượng thích bửu lai Ä Æ Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất 地藏經教學 ß 一真法界 Tưởng niệm vị Tổ khai sơn trên 20 CÃƒÆ ri chay 蹇卦详解 念心經可以在房間嗎 Ð Ð Ð Ð Ð³Ñ 淨空法師 李木源 著書 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 å ç æžœ 佛經 5 bai hoc quan trong cua doi nguoi 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 lê đình thám 忌日是指哪一天 Thuc Tầm 自悟得度先度人 chum anh ve su kien bo tat thich quang duc tu