GN - Được vinh hạnh xem tập thơ của thầy, tôi hết sức bất ngờ về những câu trữ tình mộc mạc tự sự...

Thầy tôi

GN - Từ Khánh Hòa, tôi về lại quê nhà thương yêu đất Quảng, ngược lên huyện sơn khê Tiên Phước chập chùng.

Con đường quen thuộc dẫn ra nhà thầy tôi ở xã Tiên Mỹ chạy giữa những vườn cây trái thanh bình. Choái tiêu vây tròn xanh xanh. Vườn chè mướt lá. Cây bòn bon treo chùm trái chín vàng ruộm. Mùa đã sang thu. Đó đây, vài ngôi nhà tầng đang xây dựng.

Thay toi.jpg
Dù thầy đã ngót nghét chín mươi, nhưng hình dáng
thân yêu ấy trong ký ức tôi vẫn như ngày nào... - Ảnh: V.K.C

Theo lối ngõ đá cong cong dẫn vào nhà thầy Ngô Hoành. Lối đi yên bình giữa hai hàng chè tàu được cắt tỉa đều đặn.

Bất ngờ gặp lại sau hơn năm mươi năm cách biệt! Tôi mừng rỡ thưa chào. Ánh mắt hiền từ của thầy tôi phân vân ngước nhìn dò hỏi một người xa lạ! Tôi vội vàng xưng tên và nhắc gợi lại hình ảnh trường xưa. Ôi, xiết bao vui sướng trong nỗi ngạc nhiên khôn tả của thầy. Hình dáng thân yêu ấy trong ký ức tôi vẫn như ngày nào. Khuôn mặt hiền lành, giọng nói nhỏ nhẹ. Nước da trăng trắng như hồi thầy còn tuổi thanh xuân. Dù cho bây giờ, tuổi của thầy tôi đã ngót nghét chín mươi!

Ngồi bên thầy, tôi lễ phép nhắc lại tên của những người học trò cũ ở làng Thạnh Bình (nay là xã Tiên Cảnh), mà hồi ấy chúng tôi cùng ngồi lớp Năm A của Trường Mính Viên thuộc xã Tiên Lộc huyện nhà. Ánh mắt thầy trở nên xa xăm. Thầy ngờ ngợ nhớ ra một vài tên, họ của những học trò ngoan ngoãn. Thước phim xưa quay lại mờ ảo trong tôi những kỷ niệm êm đềm. Niềm xúc động trào dâng theo cái gió trung du ùa về ngoài sân nắng.

Thầy trò cùng nhau bồi hồi nhớ về mái trường xưa lợp rạ, giấu mình giữa rừng cây. Nhớ hình dáng thầy Hiệu trưởng Đỗ Tấn Xuân kính mến, cùng các thầy Thái Văn Tình vui hòa, thầy Trương Sốc đạo mạo…

Hồn lắng nao nao nhớ về đêm văn nghệ năm xưa mà thầy trò cùng dự xem đoàn Văn công Quân khu 5 diễn vở kịch “Chị Ngộ”. Bỗng nửa chừng vở diễn, chúng tôi nghe có tiếng máy bay của giặc Pháp gầm lên trong đêm tối mênh mông. Tất cả ngọn đèn dầu hỏa đều được thầy trò chúng tôi vội vàng tắt hết.

Thầy Ngô Hoành khả kính của chúng tôi được tiếp thu sở học sâu rộng với những bậc thầy nổi tiếng như Giáo sư Lê Trí Viễn, nhà văn Phan Thao, tại Trường Viên Minh ở Hội An (1941-1945). Sau đó, thầy về dạy Trường cấp 2 Quế Sơn. Đến năm 1952, thầy Ngô Hoành được chuyển đến dạy Trường Mính Viên (tên tự của cụ Huỳnh Thúc Kháng). Đây là mái trường cấp 2 duy nhất của huyện Tiên Phước lúc bấy giờ, và cũng là tiền thân của trường Huỳnh Thúc Kháng ngày nay, khang trang trên huyện Tiên Phước thân yêu. Tháng 3-1954, vì tình hình bất ổn của chiến tranh đang vào giai đoạn hết sức quyết liệt, trường học bị ném bom, nên Trường Mính Viên được chuyển dời về đình tây xã Tiên Mỹ. Các thầy và những học trò ở xa đã về lại với gia đình. Cũng vì thế, cho nên nhà trường lúc bấy giờ chỉ còn lại vỏn vẹn chưa tới ba mươi học sinh của cả ba lớp! Để thích nghi với hoàn cảnh này, thầy Ngô Hoành vừa là Hiệu trưởng, kiêm Bí thư chi bộ nhà trường, đồng thời đảm trách công việc giảng dạy tất cả các môn học cho cả trường!

Yêu phấn trắng bảng đen, yêu học trò chăm chỉ, thầy Ngô Hoành liên tục đứng bục giảng từ sau ngày đình chiến 20 tháng 7 năm 1954, cho đến khi đất nước, non sông nối liền một dải thống nhất thanh bình vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Niên khóa đầu tiên (1975-1976), thầy Ngô Hoành đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng cấp 2 Trường Huỳnh Thúc Kháng. Và sau đó, thầy được chuyển công tác về Phòng Giáo dục huyện Tiên Phước. Tại đây, thầy làm việc cho đến lúc nghỉ hưu.

Được vinh hạnh xem tập thơ của thầy, tôi hết sức bất ngờ về những câu trữ tình mộc mạc tự sự - Cũng lại trời xanh trời mướt xanh / Em buồn da diết đợi chờ anh/ Anh - chim di trú quên đường cũ/ Em - cánh buồm đơn đợi gió lành (Đơn sơ).

Tuy ngày nay tuổi tác đã cao, nhưng khi đọc những câu lục bát - Bỏ ruộng vườn - bỏ con thơ/ Em đi nào có ai ngờ được đâu!/ Phải duyên đã bén từ lâu/ Đã chung nhau - nghĩa trầu cau mặn nồng/ Cao nguyên đất bụi gió lồng/ Vui chăng em - kiếp bềnh bồng nổi trôi”(Khuyên em). Những dòng cảm xúc chảy tiết nhịp lãng mạn, trẻ trung.

Ngày đi, tháng đến, năm về. Thú điền viên của người thầy cao niên khả kính cứ thản nhiên trôi theo cuộc chơi “Lủng lẳng hiên nhà mấy giò hoa/ Hoa chi cũng được - hoa thôi mà… Hoa chi cũng mặc - không cần biết/ Ông thích ông treo nó ở nhà” (Yêu hoa).

Ngoài kia, gió núi lướt lao xao trên ngọn chè xanh, thả quanh vườn rộng. Gió thoảng nhẹ nhàng, lồng trong nhành lá quế thơm nồng. Hiên thềm vẫn neo ngọn nắng mai bịn rịn. Tôi thưa lời chào tạm biệt. Nắng mềm mại trong lòng bàn tay ấm áp tình nghĩa thầy trò. Thầy ân cần đưa tiễn. Giọng nói ôn tồn làm tôi bồi hồi, tưởng chừng như nghe tiếng thầy giảng bài ngày nào, vang vọng dưới mái trường lợp rạ ở xã Tiên Lộc chưa xa…

Võ Khoa Châu


Về Menu

Thầy tôi

イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 phật hóa gia đình 文殊八字法 9 lợi ích khi cho tinh dầu bơ vào thức phước tự tâm 净地不是问了问了一看 净土五经是哪五经 己が身にひき比べて khoi nghiep tu trai tim tu bi Tết vui mà khỏe Đức Phật đản sanh trong từng sát na 6 công dụng tốt cho sức khỏe của đậu Tỉ tê với má 浄土宗のお守り お守りグッズ 経å å phụng Tâm linh có mơ hồ Ãnß 夷隅郡大多喜町 樹木葬 chua linh son an giang äºŒä ƒæ Tìm theo dấu bố 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên こころといのちの相談 浄土宗 陈光别居士 bÃÆ Trước khi ngủ sat sanh va qua bao hien tien Hà Nội Đại lễ tưởng niệm Chạm tay vào mùa đông bo tat quan the am tin nguong va triet ly Thanh âm của vô thanh chiếc bong bên trời trăng khuyết băng bat chanh dao con duong dan den giai thoat Cách làm nước dâu tằm giải nhiệt ngày Có một ngày Chủ nhật chùa đông thuần あんぴくんとは bai van hay cua chu tieu khi nho ve me พระอ ญญาโกณฑ ญญะ ý nghĩa của bốn chữ cửu huyền thất bồ tát hạnh buồn ơi ta xin chào mi cam con quỷ vô thường Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm Những bóng hồng của dinh Độc Lập thu gui me nhan ngay 8 phước phải do chính mình tạo nên chứ