Tệ nạn xã hội thì ngày càng gia tăng,đáng chú ý là sự trẻ hóa của đối tượng phạm tội cùng các hành vi gây án ngày một tinh vi, phức tạp và nguy hiểm, đây chính là hồi chuông báo động cấp thiết mà mỗi gia đình nên cùng suy tư để tỉnh thức, chúng ta hãy chu
Thế giới hiện đại đang làm hại trẻ thơ như thế nào?

ng tay, góp một phần sức để bảo vệ cộng đồng, mang đến cho đất nước Việt Nam những thế hệ trẻ tài năng, đạo đức.
Chúng ta đang sống trong thời buổi công nghệ ngày càng vượt trội. Thật vậy, tôi nhớ có một lần khi ngồi nói chuyện với Ba tôi ( ông sinh năm 1949 ), Ba đã nói vài câu làm tôi nhớ mãi: "Thời của Ba, không thể tưởng tượng được rằng 1 ngày, ngồi trước cái tivi bé xíu và cái ipad này có thể biết hết tình hình trong và ngoài nước. Mà công nhận thằng Bi (em họ của tôi) nó khôn, mới có 6 tuổi đầu mà cái gì nó cũng rành, đưa điện thoại hay ipad là cầm bấm quên cả thời gian …” , tôi gật đầu cười nhưng sao trong lòng có chút gì xót xa. Công nhận Ba tôi nói đúng, đừng nói ở thời của Ba tôi, ngay cả tôi sinh năm 1991 vẫn không thể hình dung nỗi có một ngày như bây giờ, xã hội phát triển, mà chính xác hơn là phát triển hết sức “ưu tú”.

Đi ra đường không khó để tôi nhìn thấy những hình ảnh trẻ con 3,4 tuổi mà thậm chí 6,7 tháng tuổi cầm trên tay chiếc điện thoại hay ipad. Tôi không dám đánh giá rằng điều đó tốt hay xấu, vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà thì mỗi cách giáo dục con cái khác nhau.

Nhưng bản thân tôi là người thích tìm hiểu và nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của con người nên những gì tôi biết được về sự ảnh hưởng nghiêm trọng của công nghệ lên trẻ con làm tôi ước rằng xã hội thôi đừng phát triển nữa, quay về như ngày xưa tốt hơn.

Quả thật, điều ước của tôi có phần vị kỷ và khó được chấp nhận, nhưng thật buồn khi dù muốn hay không những tin tức đau lòng cứ ập đến với tôi như trộm cắp để có tiền chơi game, dàn cảnh cướp xe,  giết người vì 2.000 đồng, đâm bị thương bạn học chung lớp, hoặc lái xe quá tốc độ gây thương vong,…

Điều đáng chú ý ở đây là độ tuổi phạm tội của các em còn quá nhỏ, 13 – 24 vẫn là cái tuổi mà các em nên ngồi ở ghế nhà trường để tiếp thu những điều tốt đẹp. Vậy cớ làm sao chỉ vì một chút bồng bột, quẫn trí các em tự quệt một nét nhơ cho cuộc đời mình ? Vừa trách lại vừa thương cho các em, một thế hệ thiếu sự uốn nắn của gia đình và xã hội.

 Tôi nhớ hồi nhỏ, vì nhà không đủ điều kiện nên Ba và Mẹ hay xé giấy báo để xếp thành máy bay, tàu lửa hay chiếc thuyền cho tôi chơi. Thời gian qua đã lâu, nhưng tôi nhớ như in những tràn cười giòn tan mà Ba Mẹ đã cố gắng tạo cho tôi có một tuổi thơ hạnh phúc, êm đềm. Ba tôi là người chạy xe ôm, Mẹ tôi ở nhà nội trợ, tiền ăn và học của tôi đều do Ba tôi kiếm ra bằng mồ hôi nước mắt của mình.

Thương Ba ở chỗ, dù có mệt nhọc cỡ nào, buổi tối về cũng chở Mẹ con tôi đi một vòng ngắm đường xá. Nhìn những đứa trẻ khác có áo đầm đẹp, đồ chơi vui mà còn có kem ngon để ăn nữa, tôi ước rằng nhà mình khá giả hơn một chút… Nhưng ý nghĩ đó diễn ra không được bao lâu thì tôi lại quên bẵng đi vì những câu chuyện cười Ba kể dọc đường. Ba tôi quả thật là ông vua hài hước.

 Cứ đến dịp cuối tuần là Ba lại chở Mẹ con tôi viếng chùa, Ba dạy tôi cách xá Phật và đưa tôi 5000 đồng để bỏ vào thùng công đức. Ba nói sống là phải cho đi, mình có nhiều cho nhiều, có ít cho ít. Không nên sống mà chỉ biết nghĩ lợi lạc cho bản thân mình. Còn Mẹ thì dẫn tôi ra khu vực nhà bếp để phụ các sư cô vài việc lặt vặt như thái hoa quả, lặt rau, rửa chén…

Những việc này Mẹ tôi bảo là làm công quả và khuyên tôi nên hòa đồng giúp đỡ mọi người. Khi gặp các sư cô Mẹ chỉ tôi chắp tay chào, miệng mỉm cười. Mẹ nói nụ cười là món quà tuyệt vời nhất mà tôi có thể đem tặng cho tất cả mọi người xung quanh…

 Như vậy đó, thấm thoát 25 năm đã trôi qua, tôi chưa bao giờ quên đi “ngày xưa” của mình. Khi có dịp, tôi thường kể cho bạn bè những ký ức tôi đã trải qua bằng tất cả niềm tự hào và lòng biết ơn. Hơn ai hết tôi hiểu rằng, nếu không có sự vun đắp, nuôi dưỡng của Ba Mẹ thì không có tôi của ngày hôm nay.

Tôi cảm ơn cho những năm tháng tuổi thơ mà Ba Mẹ đã mang đến cho tôi, tuy không nhiều vật chất ( tuyệt nhiên không có công nghệ)  nhưng tầm hồn của tôi tràn đầy ấm áp yêu thương. Ba Mẹ đã khéo léo dạy tôi những bài học cuộc sống ý nghĩa, vun trồng cho tôi những hạt giống từ tâm, luôn dành thời gian để hỏi han, trò chuyện, chỉ dạy cho tôi những giá trị đạo đức, ân cần, tỉ mỉ chuẩn bị hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời. Ơn Đức cao dày của Ba Mẹ dành cho tôi, dù có trả suốt đời cũng không hết.

Ngẫm nghĩ lại thấy, thà vật chất ít, nhưng tình người nhiều vẫn hạnh phúc và quý giá hơn. Xã hội bây giờ, người lớn chạy theo vòng xoay của cơm – áo – gạo – tiền, còn đâu giây phút bình yên, ngồi lại trò truyện, tìm hiểu tâm tư của con cái. Cứ nghĩ mua cho cho con những thứ con đòi, cho con học trường Tây, là đã xong bổn phận của bậc Cha Mẹ. Nhưng nhiều người quên rằng tri thức có thể phát triển dần theo năm tháng, còn đạo đức nếu đã mất đi thì khó mà lấy lại được.

Chúng ta, thế hệ đi trước đừng chỉ ngồi đó mà lo sợ xã hội này sẽ ảnh hưởng đến con cái thế này thế kia mà hãy chung tay, góp sức vun trồng nuôi dưỡng những đứa con của ta, sao cho chúngtrở thành người sống biết yêu thương, đạo nghĩa, biết làm lợi lạc cho gia đình và xã hội. Đừng quá nuông chiều con, ta nên biết lúc nào nên cương, lúc nào nên mềm. Trồng cây cho đơm bông, sai trái đã khó, trồng người cho thành tựu còn khó hơn.

Thế giới hiện đại

Trẻ con vốn ngây thơ như trang giấy trắng, vào những năm tháng đầu đời, con hoàn toàn phụ thuộc vào Ba Mẹ, những giá trị đạo đức thông qua những hành động, việc làm, cách Ba Mẹ ứng xử trong đời sống sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con sau này. Đừng than vãn vì sao con tôi không ngoan, cứ vòi vĩnh nhiều thứ, lúc nhỏ thì tôi phải múa hát, làm hề thì con mới ăn. L

ớn hơn thì tôi phải dụ con học bằng gấu bông này, máy bay nọ. Cấm con chơi game thì con lại lén lút tụ tập, trốn học… Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả này phần nhiều là do lỗi của người lớn, nếu ngay từ lúc đầu bạn đừng quá nuông chiều con, tập cho con biết rằng bữa ăn là công việc nghiêm túc, không phải là lúc để vui chơi.

Có thể con sẽ ăn ít trong thời gian đầu, nhưng dần dà theo bản năng, con sẽ hình thành được thói quen ăn đúng giờ, chơi đúng lúc . Rồi khi con đến tuổi đi học, thay vì dành thời gian thỏ thẻ, tâm sự, khuyến khích con học tốt thì bạn lại vùi đầu vào công việc, cuối ngày lại mang về cho con hàng tá món đồ chơi.

“Ba Mẹ sinh con, trời sinh tính”
– Đúng ! nhưng chẵng lẽ chúng ta – bậc Ba Mẹ lại khoanh tay đứng nhìn cho con cái muốn sống sao thì sống, ta chỉ việc cung cấp cho con những vật chất con cần. Chính do sự vô tình chiều chuộng này, hình thành cho con trẻ lối sống thực dụng, ỷ lại, thiếu cảm xúc.

Nhìn nhận được đúng bản chất của vấn đề, ta mới thấy thấm câu nói của Ông Bà ngày xưa: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi".  Ấy vậy mà lại khó thực hiện trong xã hội “ưu tú” hôm nay, vì chính các bậc làm Cha làm Mẹ cũng đang chạy theo lối sống “ảo”.

Họ không tiếc tiền mua hàng hiệu cho con mặc, đăng ký cho con học trường Tây, cho con ăn ở những nhà hàng sang trọng, dẫn con đi du lịch các nước, họ tạo cho con một đẳng cấp “cao vời vợi” rồi đăng tải hình ảnhlên các trang mạng xã hội, họ hoàn toàn hãnh diện khi con mình được nhiều người biết đến và yêu thích.

Nói cho cùng thì ở đây luôn có một sự “cạnh tranh ngầm” giữa các ông Bố bà Mẹ, vì ai cũng muốn con cái mình bằng hoặc hơn người ta và quan trọng hơn nữa là muốn thể hiện cái “bản ngã” to lớn của mình. Ở đây tôi không có ý quơ đũa cả nắm, bên cạnh những trường hợp trên vẫn luôn có các bậc Cha Mẹ tuy âm thầm nhưng vẫn mang đến cho con họ những điều tuyệt vời nhất.

Ví dụ như gần đây tôi đọc được một dòng trạng thái của một nữ ca sĩ, cô cho rằng việc con cái nổi tiếng nhờ Ba Mẹ có nhiều bất cập, thứ 1 là con sẽ phát triển không bình thường vì tâm lý luôn cho mình là đặc biệt.

Thứ 2 là quy luật “sớm nở chóng tàn”, không những con sẽ bị áp lực bởi cái bóng của Ba Mẹ mà con phải đối mặt với nhiều lận đận, không suôn sẻ khi trưởng thành. Nữ ca sĩ này cho rằng cô sẵn sàng cho con xuất hiện trên trang cá nhân, báo chí nếu con giúp ích được gì đó cho cộng đồng và xã hội còn không thì cứ để con tự do phát triễn như bao đứa trẻ bình thường khác, đến khi con vào đại học con sẽ tự xoay xở để kiếm ra đồng tiền cho mình…

Dòng trạng thái này của cô nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người cho rằng cô giả tạo, tự làm lộ hình ảnh con để “đánh bóng” tên tuổi,… nhưng riêng bản thân tôi hoàn toàn đồng ý và quý trọng quan điểm bảo vệ con của cô. Hơn ai hết, cô hiểu được “búa rìu" dư luận ảnh hưởng to lớn thế nào lên tâm lý, người lớn bình thường còn khó chịu đựng được, huống chi trẻ thơ vẫn còn yếu đuối và non nớt.

Vì vậy, việc để con thỏa sức khôn lớn, phát triển lành mạnh, không bị áp lực từ phía ngoài tác động vào là điều nên làm của các bậc phụ huynh. Đừng đem con ra để thỏa mãn “cái tôi” của người lớn mà hãy cùng đồng hành để phát hiện ra những ưu – khuyết điểm của con, rồi từ đó cải thiện và nâng cao, giúp con hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Làm Hại Trẻ Thơ

ng tay, góp một phần sức để bảo vệ cộng đồng, mang đến cho đất nước Việt Nam những thế hệ trẻ tài năng, đạo đức.

Đừng để khi con cái mình “lầm đường lạc lối” rồi ta mới biết ân hận và thốt lên: "giá mà, khi xưa Ba/Mẹ đừng quá chiều chuộng con" hay “giá mà, Ba /Mẹ đã không quá lo kiếm tiền để dành thời gian bên con nhiều hơn”

Cái gì cũng có 2 mặt, bên cạnh những “vết  xước” của một xã hội hiện đại gây ra cho tâm hồn, ta vẫn còn có “ánh sáng hy vọng” để tin rằng với sự cố gắng hướng thượng và hướng thiện chúng ta sẽ thay đổi được tình thế.

Ngay từ hôm nay, các bậc phụ huynh nào thấy mình thiếu thời gian bên cạnh con cái thì hãy sắp xếp thời gian cho con mỗi ngày. Phụ huynh nào thấy con mình đang bị nghiện "thế giới ảo" như game,  facebook, zalo,… thì hãy động viên, khuyên nhủ, khuyến khích còn tham gia các hoạt động xã hội ý nghĩa, hoặc học thêm những kỹ năng mới để nâng cao tri thức.

Còn phụ huynh nào đang nuông chiều con thái quá thì hãy cứng rắn thay đổi, nghiêm khắc uốn nắn con cái hơn. Vàmột điều quan trọng hơn hết là các bậc phụ huynh cũng nên tự quán chiếu bản thân hằng ngày, đã khuyên con đừng làm gì thì Ba Mẹ không nên vi phạm điều đó, hãy là một tấm gương tốt cho con cái noi theo. Mong rằng, với sự cố gắng cùng tình yêu thương chân thật, thì ước mơ có được những thế hệ trẻ trí – dũng song toàn, xã hội yên bình sẽ không còn xa chúng ta nữa.
 
Hoàng Yến - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

thế giới hiện đại đang làm hại trẻ thơ như thế nào? the gioi hien dai dang lam hai tre tho nhu the nao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Cao huyết áp ít nhiều người chưa ï¾ï½½ Khuyên đờitiến đạo cơm chùa thiên hưng æ chân giç Đức Phật đối với quan hệ anh khởi nguyên của giáo lý tịnh độ trong Người là niềm tin Một tư liệu về cố gắng cải Trì çn hành động với từ ái và bi mẫn ket Chuyện Thích thần tượng của bạn là ai Thêm bạn để khỏe mạnh vui vẻ hơn Thủ liÇu î ï Nấm đậu xào sả ớt rau răm xúc bánh thÃ Æ người yêu rốt cuộc là ai bon duyen va sau nhan tứ đế và quan điểm của bồ tát long Thái độ thù nghịch làm hại tim mạch tại sao trong đạo phật đề cập đến 真言宗金毘羅権現法要 mot phat tu thuan thanh vua qua doi tam yen khong phai la vo cam nhung guong mat ni gioi xuat than quy toc thoi ngoai khong tranh la tinh đâu ôm Cõi an bằng lí giải nguyên nhân tại sao cần thờ bát nhã tâm kinh 観世音菩薩普門品偈 ngắm nhìn những ngôi chùa độc đáo ở bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 chuong 5 cốt quật tự golgul temple บทสวดพาห งมหากา doi se tu te voi ban giau sang hay ngheo hen deu boi mang lâm 泰卦 mâm 西南卦 rắn Nhật kí mùa chia tay Các thị Tức giữ cám lòng giû ï¾ ï½ tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong miê n chữa