Luân hồi Samsàra Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp karma thì lúc đó chúng ta sau
Thế nào là luân hồi?

Luân hồi (Samsàra): Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp (karma) thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.
Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước. Cần lưu ý dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử (âme éternelle) đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.

Sự tái sinh (renaissance): Theo đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác (rénacarnation) hay là sự nhất tính sinh trở lại thế giới loài người này với “cái linh hồn xưa cũ không thay đổi”. Do nghiệp lực ác hay lành (sức mạnh của hành động có cố ý) mà sau khi thân xác này chết, một hình thái khác cao hơn loài người như các loài trời (deva) hoặc thấp hơn loài người như cầm thú, ma quỷ và các loài cực khổ sẽ hiện thành.

Như vậy dòng suối, cứ tiếp diễn trong trạng thái đổi thay như dòng nước chảy xiết. Chúng sinh sau thừa hưởng gia tài tốt hay xấu của chúng sinh trước. Hai hình thái sống của hai giai đoạn thời gian và hai hoàn cảnh “không giống nhau nhưng cũng không khác nhau”.

Không có vấn đề con người trở thành trời hoặc thú, mà chính hành động của thân, miệng, ý (nghiệp) mang tính chất trời hay thú. Không những trong tương lai mà ngay cả hiện tại, chúng ta có thể trở thành thế này hay thế khác tùy theo hành động (nghiệp) của chúng ta.

Giáo lý luân hồi là câu trả lời duy nhất hợp lý cho câu hỏi “Sau khi chết còn hay mất”, chứ không phải là câu trả lời “sau khi chết người ta sẽ sinh vào thiên đàng hay địa ngục và sống ở đó đời đời kiếp kiếp” hay câu trả lời “không còn gì nữa sau khi chết”.

Không có nghiệp thì không tái sinh ví như trường hợp của các vị A la hán và Phật. Đức Phật và A la hán là các bậc giải thoát: Không có những hành động vì “ta”, không tạo nhân sống chết cho nên không còn sống chết. Giải thoát ra khỏi luân hồi là điều rất khó. 
 
Cho nên đối với chúng sinh chưa đủ sức giải thoát, Đức Phật dạy cho họ những phương pháp tu dưỡng để khỏi sa đọa sinh vào những cảnh giới xấu, khổ như súc sinh, ngạ quỷ và loài cực khổ và để sanh vào thế giới an lành như cảnh giới các trời hay ít nhất là để được sanh lại trong thế giới loài người, những nơi mà điều kiện sinh sống tương đối an vui và có thể giúp họ tiếp tục tiến bộ trên đường giác ngộ.

Thích Thiện Châu 

Về Menu

thế nào là luân hồi? the nao la luan hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chÙa chân lý sống trên con đường phật pháp chưa nghi ve hanh phuc nhan ngay quoc te hanh phuc Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn 楞嚴咒 福袋 Thở โภชปร ตร 弘一大師名言 願力的故事 Món chay đãi người thân dịp cuối năm 佛頂尊勝陀羅尼 Ngày xuân đọc Nguyện cầu của thiền sư muso soseki tâm thái loai 佛经讲 男女欲望 Chi 士用果 Nhìn vào móng tay có thể biết tình róng Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ tự 山風蠱 高島 腳底筋膜炎治療 chậm với chính mình nguoi thay dau tien 観世音菩薩普門品偈 离开娑婆世界 修妬路 ve tham me ngay 8 そうとうぜん niem phat bon chu hay sau chu câu chuyện trước miếu quan âm y ö khÕ Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi phap Mứt thanh trà ngày Trung thu çš Một người lái đò một người lữ ç æˆ van de tho cung cua nguoi phat tu 所住而生其心 cơn 16 nen tang sống sao cho vừa lòng nhau 佛 去掉手 若我說天地 Ăn gì để chống suy giảm thị lực 32 lời khai thị về sự vô thường làm gì khi chúng ta gặp thị phi