Luân hồi Samsàra Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp karma thì lúc đó chúng ta sau
Thế nào là luân hồi?

Luân hồi (Samsàra): Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp (karma) thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.
Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước. Cần lưu ý dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử (âme éternelle) đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.

Sự tái sinh (renaissance): Theo đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác (rénacarnation) hay là sự nhất tính sinh trở lại thế giới loài người này với “cái linh hồn xưa cũ không thay đổi”. Do nghiệp lực ác hay lành (sức mạnh của hành động có cố ý) mà sau khi thân xác này chết, một hình thái khác cao hơn loài người như các loài trời (deva) hoặc thấp hơn loài người như cầm thú, ma quỷ và các loài cực khổ sẽ hiện thành.

Như vậy dòng suối, cứ tiếp diễn trong trạng thái đổi thay như dòng nước chảy xiết. Chúng sinh sau thừa hưởng gia tài tốt hay xấu của chúng sinh trước. Hai hình thái sống của hai giai đoạn thời gian và hai hoàn cảnh “không giống nhau nhưng cũng không khác nhau”.

Không có vấn đề con người trở thành trời hoặc thú, mà chính hành động của thân, miệng, ý (nghiệp) mang tính chất trời hay thú. Không những trong tương lai mà ngay cả hiện tại, chúng ta có thể trở thành thế này hay thế khác tùy theo hành động (nghiệp) của chúng ta.

Giáo lý luân hồi là câu trả lời duy nhất hợp lý cho câu hỏi “Sau khi chết còn hay mất”, chứ không phải là câu trả lời “sau khi chết người ta sẽ sinh vào thiên đàng hay địa ngục và sống ở đó đời đời kiếp kiếp” hay câu trả lời “không còn gì nữa sau khi chết”.

Không có nghiệp thì không tái sinh ví như trường hợp của các vị A la hán và Phật. Đức Phật và A la hán là các bậc giải thoát: Không có những hành động vì “ta”, không tạo nhân sống chết cho nên không còn sống chết. Giải thoát ra khỏi luân hồi là điều rất khó. 
 
Cho nên đối với chúng sinh chưa đủ sức giải thoát, Đức Phật dạy cho họ những phương pháp tu dưỡng để khỏi sa đọa sinh vào những cảnh giới xấu, khổ như súc sinh, ngạ quỷ và loài cực khổ và để sanh vào thế giới an lành như cảnh giới các trời hay ít nhất là để được sanh lại trong thế giới loài người, những nơi mà điều kiện sinh sống tương đối an vui và có thể giúp họ tiếp tục tiến bộ trên đường giác ngộ.

Thích Thiện Châu 

Về Menu

thế nào là luân hồi? the nao la luan hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Nói về chuyện Niêm hoa vi tiếu y nghia dang huong trong tam linh nguoi viet Giảm cân những điều nên ï¾ å xuat the gian mÃ Æ chu ng ta đê n trâ n gian na y đê la m Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh húy giáo dục nhân cách trong giáo dục phật Vì sao nên kiểm tra huyết áp vào buổi y nghia le via duc phat a di da cam niem ngay phat thanh Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất Magnesium khoáng chất cần thiết cho cơ cung sao giai han Thực hiện bộ phim tư liệu về Hà Tĩnh Tưởng niệm Hoàng hậu Bạch câu chuyện về người đồ tể và Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ phần 2 Chất xơ từ ngũ cốc giúp sống thọ hơn cha me va con cai la moi nhan duyen tu kiep truoc Người trong lòng tay Phật tinh yeu thuong danh cho ke thu Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim 持咒方法 Ăn nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc lắng nghe công án thiền trong hai ca khúc hai tượng phật trên đỉnh núi được thanh văn thừa thi hóa qua điệp khúc 118 hữu ngã thiện pháp ôi Nhiễm trùng nặng làm giảm chỉ số IQ hoa daisy cu si chanh tri chua ta hay chua tau ho ba ý nghĩa chuông trống bát nhã Vu lan nhớ mẹ Một bông hồng cho em đi hái phù vân Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau nhin doi nhu bot nuoc y nghia 7 buoc chan cua duc phat thich ca Mẹ 白佛言 什么意思 Hồi ức một quận chúa Kỳ 2 Bản án xà Vì sao bệnh viêm phổi hay tấn công Bốn cách đơn giản giúp phòng chống thien la biet cach lam chu than khau y