Luân hồi Samsàra Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp karma thì lúc đó chúng ta sau
Thế nào là luân hồi?

Luân hồi (Samsàra): Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp (karma) thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.
Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước. Cần lưu ý dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử (âme éternelle) đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.

Sự tái sinh (renaissance): Theo đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác (rénacarnation) hay là sự nhất tính sinh trở lại thế giới loài người này với “cái linh hồn xưa cũ không thay đổi”. Do nghiệp lực ác hay lành (sức mạnh của hành động có cố ý) mà sau khi thân xác này chết, một hình thái khác cao hơn loài người như các loài trời (deva) hoặc thấp hơn loài người như cầm thú, ma quỷ và các loài cực khổ sẽ hiện thành.

Như vậy dòng suối, cứ tiếp diễn trong trạng thái đổi thay như dòng nước chảy xiết. Chúng sinh sau thừa hưởng gia tài tốt hay xấu của chúng sinh trước. Hai hình thái sống của hai giai đoạn thời gian và hai hoàn cảnh “không giống nhau nhưng cũng không khác nhau”.

Không có vấn đề con người trở thành trời hoặc thú, mà chính hành động của thân, miệng, ý (nghiệp) mang tính chất trời hay thú. Không những trong tương lai mà ngay cả hiện tại, chúng ta có thể trở thành thế này hay thế khác tùy theo hành động (nghiệp) của chúng ta.

Giáo lý luân hồi là câu trả lời duy nhất hợp lý cho câu hỏi “Sau khi chết còn hay mất”, chứ không phải là câu trả lời “sau khi chết người ta sẽ sinh vào thiên đàng hay địa ngục và sống ở đó đời đời kiếp kiếp” hay câu trả lời “không còn gì nữa sau khi chết”.

Không có nghiệp thì không tái sinh ví như trường hợp của các vị A la hán và Phật. Đức Phật và A la hán là các bậc giải thoát: Không có những hành động vì “ta”, không tạo nhân sống chết cho nên không còn sống chết. Giải thoát ra khỏi luân hồi là điều rất khó. 
 
Cho nên đối với chúng sinh chưa đủ sức giải thoát, Đức Phật dạy cho họ những phương pháp tu dưỡng để khỏi sa đọa sinh vào những cảnh giới xấu, khổ như súc sinh, ngạ quỷ và loài cực khổ và để sanh vào thế giới an lành như cảnh giới các trời hay ít nhất là để được sanh lại trong thế giới loài người, những nơi mà điều kiện sinh sống tương đối an vui và có thể giúp họ tiếp tục tiến bộ trên đường giác ngộ.

Thích Thiện Châu 

Về Menu

thế nào là luân hồi? the nao la luan hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

wat phra dhammakaya chi cấu trúc sinh học của con người phù hành trình của sự yêu thương Chữ tình là chữ khởi đầu ï¾ ï¼ đừng đợi đến khi có tiền mới báo ï½ Thể dục giúp làm dịu các bất ổn tâm Ăn ngọt có hại cho não chùa dược sư Vài nét lịch sử Phật giáo Đại thừa lam the nao de tro thanh mot phat tu dung nghia sơ lượt và ý nghĩa 18 vị la hán trong 10 cau chuyen ngan vebai hoc lam nguoi gian don ma cơn hạnh phúc nào cho con nuôi dạy con cái theo lời phật dạy au hãy đọc khi còn chưa muộn làm gì khi chúng ta gặp thị phi Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa một ngày má c hai câu chuyện ý nghĩa về dũng khí và nuoi day con cai theo loi phat day nuoc co y nghia gi Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ mắc ung 4 loại thực phẩm tốt cho tim mạch tu tinh mua xuan ấn ôi Tiếng quê phai lạt tinh yeu chua thanh ha tư tưởng và phong cách thiền tông chùa trùng khánh Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng tu nga Linh chi đỏ Trường Sinh quà tặng Tái sinh Để gió cuốn đi Chuông chùa cũng biết khóc Ý nghĩa phước và chuyển phước lÃÅ nhan thua thi hoa qua 42 chu dau Thá Ÿ phat nhung bai hoc khong co trong sach vo y nghia sau dua be tren than phat di lac Giấc ngủ quan trọng thế nào