Thế Nào Là Thượng Tọa
Thế Nào Là Thượng Tọa

Này các tỳ kheo! Ta không gọi ai là Thượng Tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước, hay họ xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, ta mới gọi vị ấy là Thượng Tọa.

Thuở ấy, đức Thế Tôn đang ngự tại tinh xá Kỳ Viên. Mai sớm, có 10 vị tỳ kheo từ Câu Thi Na đến yết kiến Ngài. Lúc mới vào tinh xá, nhóm sa môn này gặp một chú tiểu ra vái chào. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, đoàn sa môn lui ngồi một bên. Phật hỏi họ:

- Sáng giờ, các thầy có gặp một vị Thượng Tọa vừa rời khỏi nơi đây không?

Các thầy sa môn đồng thưa: - Bạch Thế Tôn, không ạ!

- Các thầy không gặp ai cả sao?

- Bạch Thế Tôn, chúng con có gặp một chú tiểu chưa đến 20 tuổi.

- Này các tỳ kheo! Vị ấy không phải là một chú tiểu. Ðó chính là bậc Thượng Tọa mà ta muốn nói.

- Nhưng, chú ấy còn quá trẻ, bạch Thế Tôn.

- Này các tỳ kheo! Ta không gọi ai là Thượng Tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước, hay họ xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, ta mới gọi vị ấy là Thượng Tọa.


SUY NGẪM

Gọi là bậc trưởng lão, đâu phải căn cứ trên tuổi tác già nua? Bởi vì đó chẳng qua chỉ là tấm thân già yếu, râu tóc bạc phơ, rút cục chỉ là hạng giả danh ngu xuẩn mà thôi.
 
Sở vị trưởng lão

Bất tất niên kỷ

Hình thục bạch phát

Xuẩn ngu nhi dĩ.

Nghĩa là:

Không tịnh hạnh tu trì

Tôn xưng là trưởng lão

Danh suông nghĩa lý gì?

(Kinh Pháp Cú 260)

Những người chân tu thực học, giữ gìn tâm tính nhân từ, sáng suốt, cư xử rất mực từ bi & trí tuệ, khắp nơi cảm thấy thanh lương khi thân cận, thiền môn phát triển, nhiều người tìm tới nương tựa. Thế mới xứng danh là bậc trưởng lão trong chốn thiền môn.
Vị hoài chánh pháp

Thuận diệu từ nhân

Minh đạt thanh khiết

Thị vi trưởng lão

Nghĩa là:

Những ai thấu chánh pháp

Tự điều phục thân tâm

Thanh tịnh và sáng suốt

Xứng đáng là trưởng lão.
 
  (Kinh Pháp Cú 261)
Trong kho tàng kinh điển của Phật giáo, danh & thực là hai phạm trù thường được đề cập, phân tích cặn kẻ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.

Danh là một trong năm món dục được chúng sanh ưa thích, tham đắm cần phải loại trừ (tài, sắc, danh, thực, thùy).

Thực là nội dung của giác ngộ giải thoát, mỗi người phải phấn đấu để chứng đạt.Cả hai phương diện này nếu tương ưng nhau thì thật là tốt. Nếu có thực mà không danh thì càng hay, nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa.

Thí dụ: các vị có danh Hòa Thượng, Thượng Tọa, lại nắm giữ các trọng trách trong nhà chùa, nhưng thực chất do bè phái, sống lâu lên lão làng, không thực tâm hoằng pháp lợi sanh, không thực tâm tu dưỡng, cư xử tàn độc với đồng môn, tự tôn tự đại, tai hại vô cùng!

Thời Đức Phật, các bậc đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là Thượng Tọa, là Trưởng Lão. Vì thế, hàng thượng tọa rất được Tăng chúng và tín đồ cung kính, nể trọng, cúng dường hậu hỷ, đồng thời các Ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng, nên luôn được Phật ca ngợi, tán thán.

Cũng vì sự trọng vọng này mà không ít người chưa điều phục được tâm tham danh, cũng mong ước bước lên hàng thượng tọa, cầu đắc lợi lộc, thích được cung kính, say mê danh vọng.

Đức Thế Tôn biết rõ người đời sau phước mỏng nghiệp dầy, đam mê danh vọng, cho nên Ngài dạy: Thượng Tọa là bậc đã thấu được Chánh Pháp, cư xử tốt với mọi người (từ bi & trí tuệ viên dung), chứ không vì tuổi tác hay nguồn gốc xuất thân. Một chú tiểu nếu xứng đáng cũng được gọi là Thượng Tọa.

Thời nay, các danh xưng như chú Tiểu, Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng cũng chỉ là để có tôn ti trật tự trong thiền môn. Các danh xưng vốn chẳng có giá trị hay liên hệ nào đối với nội tâm an tịnh, tuệ giác và sự tự tại giải thoát cả. Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Nhưng dù sao thì mỗi người cũng cần phải có một hư danh để phân biệt với các hư danh khác.

Như thế, nếu thực nội tâm tu dưỡng chưa xứng với danh xưng cao, thì điều phải làm chính là: tự phản tỉnh, tự vấn lương tâm, tự tàm quí, tự hổ thẹn, hơn là vỗ ngực xưng danh và tự mãn vui mừng. Ai cũng biết danh xưng là giả huyễn, tự phong hoặc người khác phong cho cũng vậy thôi, nhưng lâu ngày thấy đó là thật, nguy hiểm vô cùng.

Về hình thức, chú Tiểu và Thượng Tọa tuy có khác nhau, nhưng nội dung bất khả tư nghì. Vì thế, khi biết rõ về cái giả danh không thật, người có tâm cầu pháp, muốn giác ngộ chân lý vô thượng, phải luôn phấn đấu cho xứng đáng, xứng danh là người có tuệ giác biết buông xả, không dính mắc, vượt qua hết thảy các pháp - dù thực hay giả.

Tóm lại, các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, không nên tranh cãi.
 

Về Menu

thế nào là thượng tọa the nao la thuong toa tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp Nguyên nhân nhiều người trẻ bị ung thư pháp thí Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con tiger s nest monastery hành trình gieo chữ của thầy giáo tật dieu bテケi tự Mùa hoa Tết 04 phần 1 sống trái tim bất diệt của bồ tát thích Nhiễm trùng nặng làm giảm chỉ số IQ cu si Chiếc bóng Bún thuan nuoc troi xuoi la ca chet 所住而生其心 16 bài thiền quán tứ niệm xứ 1979 tìm gì Tiêu phÃp 地藏王菩萨圣号 Tùy bút Nhớ mẹ Trẻ tự kỷ biểu hiện cách phòng chi Vài suy nghĩ về hiếu trong đạo Nho và cho toi xin mot ve di tuoi tho tinh yeu la dem khong gian doi lay thoi gian ta la ai giua cuoc doi nay the nao la su menh cua mot ngoi chua Chỉ mất 200 đồng rau củ quả sẽ moi 因地不真 果招迂曲 phat Cà phê giúp chống lại ung thư da nhá la Vòng eo tăng Viêm xoang khó hiểu nếu chưa biết tiểu sử hòa thượng thích huệ hưng mot so thai do sai lam cua phat tu hien nay tinh thần tôn sư trọng đạo của người dừng lại và cảm nhận clip ý nghĩa về ái BÃƒÆ n Vitamin và khoáng chất đừng để thiếu 2016