Chúng ta thường có thói quen chia đời sống ra thành nhiều ngăn ngăn cho công việc, cho người thân, cho bạn bè và cho chính mình Đời sống đã chia thành nhiều ngăn như vậy nên thời gian trong ngày của chúng ta cũng theo đó mà bị phân tán và thời gian để c
Thiền là sống tỉnh thức trong từng phút giây

Chúng ta thường có thói quen chia đời sống ra thành nhiều ngăn: ngăn cho công việc, cho người thân, cho bạn bè và cho chính mình. Đời sống đã chia thành nhiều ngăn như vậy nên thời gian trong ngày của chúng ta cũng theo đó mà bị phân tán và thời gian để cho chính mình không còn bao nhiêu. Đây là một cách phân không được thông minh lắm đối với một người tập Thiền, làm sao để tất cả thời gian đều là thời gian của chính mình, đều là thời gian để cho chúng ta sống an lạc và tỉnh thức.

Buổi tọa thiền tại Trúc lâm Tây Thiên

Nếu như một người tập Thiền mà chỉ đợi đến giờ nhất định mới đi tọa thiền để có được sự định tâm và nguồn an lạc thì thiền sinh ấy chưa phải là một người tập thiền giỏi. Chúng ta phải đưa thiền đi vào trong đời sống mới thực sự có nhiều lợi lạc. Nếu như ở thiền phòng, ngồi im lặng theo dõi từng hơi thở để cho tâm tư được tĩnh lặng, tự chủ, an lạc thì chúng ta cũng phải biết ứng dụng thiền như thế nào để khi làm việc trong nhà bếp hay lúc ở trong phòng làm việc, tâm của chúng ta cũng được như vậy.

Làm sao đó để việc ngồi thiền có tác dụng cả những lúc ta không ngồi thiền cũng như khi vị bác sĩ tiêm một mũi thuốc vào cánh tay bạn, không phải chỉ cánh tay mà cả toàn thân bạn đều được hưởng mũi thuốc đó. Khi bạn ngồi thiền, sự an lạc mà bạn có trong một giờ phải được tỏa rạng và ảnh hưởng trong suốt hai mươi bốn giờ chứ không phải chỉ trong lúc đang ngồi thiền. Chúng ta phải thực tập như thế nào đó để không còn thấy ranh giới giữa lúc ngồi thiền và không ngồi thiền thì sự thiền tập mới thực sự mang lại lợi ích.

Trong thiền phòng, chúng ta đi thiền hành từng bước chậm rãi, khoan thai và có ý thức, nhưng tại công sở hay trong siêu thị, ta trở nên một con người khác vì không còn giữ được chánh niệm và sự trầm tĩnh nữa, ta đi đứng một cách vội vã, vụt chạc như bị ma đuổi. Làm thế nào để khi ra khỏi thiền phòng, ta vẫn giữ được chánh niệm? Đây là vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm, bàn bạc và cùng nhau chia sẻ.

Tôi có một người bạn biết thực tập hơi thở giữa những tiếng reo của điện thoại, điều đó giúp ích cho anh ta rất nhiều. Một người bạn khác là một thương gia, nhưng biết đi thiền hành khi đến những nơi hẹn, anh đi rất khoan thai và an lạc từ dãy phố này đến tòa cao ốc kia. Nhờ vậy mà những buổi gặp gỡ làm ăn của anh thường rất thành công dù với những người khó tính nhất.

Giữa bao nhiêu phiền toái của cuộc đời, để có đủ khả năng đối diện với chúng, chúng ta cần phải biết dừng lại, trở về với chính mình. Khi đó, bạn không cần phải vào ngay thiền phòng, hay đến một trung tâm thiền nào đó để thực tập hơi thở chánh niệm, bởi ở đâu bạn cũng có thể thực tập Thiền. Khi ngồi tại văn phòng, trong xe hơi, khi ở trung tâm mua bán đông người, hay khi ngồi chờ tàu chạy trong nhà ga xe lửa, nếu bạn cảm thấy bực dọc hay mệt mỏi, bạn có thể thực tập trở về với hơi thở và mỉm cười để đừng đánh mất mình và giữ được sự thăng bằng cho thân tâm.

Hơi thở chánh niệm giúp cho ta khôi phục con người mình một cách trọn vẹn bất cứ ở đâu, trong tư thế nào (đi, đứng, nằm, ngồi), ta cũng thực tập thở và quán chiếu được cả. Mặc dù vậy, tư thế ngồi vẫn là tư thế tốt nhất cho việc hành thiền. Cách ngồi thiền vững chãi là ngồi trong tư thế kiết già (full – lotus positions) tức là ngồi xếp bằng hai chân lại với nhau trên một cái gối (tọa cụ) dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Ngồi như thế sẽ cho thân tâm bạn dễ dàng trở nên định tĩnh, an lạc và tự chủ hoàn toàn.

Ngồi thiền chính là lúc trở về với nội tâm, quán chiếu và thanh lọc để nội tâm được an lạc, thanh tịnh, sáng tỏ, chứ không phải là chạy trốn chính mình hay chạy trốn thực tại. Đôi lúc chúng ta ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời và chạy trốn chính mình, giống như con thỏ trở về cái hang của nó. Làm như vậy chúng ta có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang chúng ta vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật đầy bất ổn. Cũng như những người tu hành xác (khổ hạnh), khi họ kiệt sức thì họ có ảo tưởng rằng cuộc sống chẳng còn vấn đề gì nữa hết. Nhưng khi cơ thể được phục hồi, sinh khí trở lại thì những vấn đề kia cũng trở về theo.

Tu thiền với mục đích làm cho đời sống có an lạc và sự tu tập cốt ở sự đều đặn và tinh tấn. Mỗi ngày chúng ta đều thực tập thiền tọa, thiền hành để quán chiếu mọi sự việc đang xảy ra với một tâm tư hoàn toàn tỉnh thức. Thực tập như thế dần dần chúng ta có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng, đầy vô thường đắp đổi.

Để cho việc hành thiền đem lại thành quả cho bản thân bạn cũng như cho xã hội, chúng ta phải biết áp dụng thiền tập vào trong đời sống hàng ngày và luôn tự hỏi: Bạn có tập thở không khi nghe chuông điện thoại reo? Bạn có tập buông thả không khi bị căng thẳng, hay sau những giờ làm việc mệt mỏi? Đó là những câu hỏi rất thiết thực, là những đề mục thiền quán rất thực tiễn cho chúng ta thực tập hàng ngày.

Nếu như lúc ăn, lúc nói, lúc làm việc, lúc ngủ nghỉ khi nào bạn cũng thiền cả, thì đời sống của bạn là đời sống thiền, điều này, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của bạn. Thiền là sống tỉnh thức, sống có chánh niệm trong từng phút giây một cách trọn vẹn với chính mình, với mọi người xung quanh. Thiền là sự sống hiện thực sinh động chứ không phải là một ý tưởng mơ hồ xa vời và tách khỏi cuộc sống.
 

Về Menu

thiền là sống tỉnh thức trong từng phút giây thien la song tinh thuc trong tung phut giay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cha me va con cai la moi nhan duyen tu kiep truoc 8 công dụng tốt cho sức khỏe của Để ngăn ngừa bệnh tim và tiểu cuộc đời thánh tăng ananda phần 5 Bảy loại gia vị và thảo mộc chống ung nhung tu tuong de suy niem nhan dip nam moi Sự giác ngộ của đời tôi i canh gioi tinh do moi truong tu hoc hoan hao Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn chùa Bửu Người giảm cân cần lưu ý gì chuoi hat trong doi song ban tre lam ban voi kho dau ht truong thi may duoc bau la my nhan an chay cua Vitamin B1 dưỡng chất cần thiết cho cơ Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu nhin truyen kieu qua con mat phat hoc nhìn truyện kiều qua con mắt phật học gio ni sinh viet nam dat thu khoa tot nghiep dai hoc người khơi nguồn đạo mạch xứ đàng nguoi khoi nguon dao mach xu dang trong Äà tìm hiểu về nghiệp báo và nhân quả Sự dung hợp từ ba vị Tổ Huệ Khả ý nghĩa và nguồn gốc của hai vị Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh y nghia va nguon goc cua hai vi than tai va tho ý nghĩa và nguồn gốc của hai vị thần Phật giáo và tín ngưỡng dân gian duyên phận vợ chồng sẽ trọn vẹn Cha c½u co hãy dạy con về lòng tử tế 白佛言 什么意思 luan hoi nghiep bao luân hồi nghiệp báo quan diem cua phat giao ve van de hop tuoi nhau vị ã ngÒ giới luật của lòng yêu nước Ngó sen ngọt mát ÍÛ Tự nấu nước mát giải nhiệt hàn quốc trong tôi là