Ngày 20-11, Thiền viện Trúc Lâm tại Pháp nằm ở thành phố Villebon sur Yvette, ngoại ô Paris, đã tổ chức lễ giỗ Tổ sư Phật giáo Việt Nam.

Thiền viện Trúc Lâm tổ chức lễ giỗ Tổ sư Phật giáo

Lễ giỗ Tổ nhằm tưởng niệm công hạnh hoằng pháp của chư vị Tổ sư, đồng thời cũng để bà con Phật tử Paris và vùng phụ cận thành tâm quyên góp ủng hộ người dân bị lũ lụt ở miền Trung.   chuatruclam.jpg

Các Phật tử được nghe đạo hữu, nhà nghiên cứu Phật pháp Phạm Hữu Dung nói chuyện về đề tài "Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử," giúp người nghe hiểu sâu hơn về một dòng Thiền của Việt Nam do Đức vua Trần Nhân Tông sáng lập, đề cao vai trò nhập thế của các thiền sư nhằm hoằng dương Phật pháp, giúp nước giúp đời.

Đạo hữu Phạm Hữu Dung khẳng định Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là nguồn tài sản quý báu, là tinh hoa của Việt Nam cần gìn giữ và phát huy.

Sau phần nói chuyện, Hòa thượng Thích Phước Đường, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm, đã làm chủ lễ giỗ Tổ Phật giáo Việt Nam.

Kết thúc phần giỗ Tổ, với nhiều hình thức khác nhau, các Phật tử chung tay quyên góp và tiếp tục kêu gọi cộng đồng Phật tử Việt Nam hỗ trợ giúp đỡ người dân các vùng bị thiên tai lũ lụt trong nước, với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.

Ban tổ chức cho biết ngay sau khi có kết quả cuối cùng, số tiền quyên góp trong dịp này sẽ sớm được chuyển về nước để giúp đỡ người dân vùng bị nạn.

(TTXVN/Vietnam+)


Về Menu

Thiền viện Trúc Lâm tổ chức lễ giỗ Tổ sư Phật giáo

thực đời 五痛五燒意思 phước đức khác công đức như thế nào tảo ï¾ï¼ 横浜 公園墓地 cuộc sống đã hiện đại nhưng xin 4 chế độ ăn kiêng giúp giảm bệnh tật 無分別智 ha tinh vu lan ve voi chua but moc Vấn vương sắc đỏ ngô đồng 人鬼和 人生是 旅程 風景 ペット葬儀 おしゃれ น ท hòn ï¾ ï¼ Sử 般若蜜 Đồng Tháp Húy nhật lần thứ 30 của phÃÆp Ký sự Trông người lại ngẫm đến ta Bóng ï¾ 空中生妙有 tính dung dị của người việt qua ca dao å ç tu GiÒ cuoc song da hien dai nhung xin dung hien dai rÃƒÆ 慧能 フォトスタジオ 中百舌鳥 lẽ den 閼伽坏的口感 địa 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 离开娑婆世界 giác ngộ lრphat Phật giáo 般若心経 読み方 区切り çŠ gßi 菩提 mùng 1 tết nhà hàng chay hoan hỷ Trung Hoa thưởng trà 보왕삼매론