Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Có lẽ vì sự sơ khởi của nguồn cội nơi đất Phật mà Trúc Lâm Thiền Viện có vị trí ngay dưới chân núi YênTử, nơi bắt đầu cho cuộc hành hương trong hệ thống chùa tháp Yên Tử gồm 20 công trình lớn nhỏ tập trung trên sườn phía đông của ngọn núi giới hạn bởi suối Vàng phía tây và thác Tử phía đông. Suối và thác đều xuất phát từ độ cao 700m cạnh chùa Vân Tiêu, chảy quanh co xuống chân núi rồi hợp dòng với nhau dưới gốc cây sung cổ thụ và đổ vào suối Giải Oan.

Trúc Lâm Thiền Viện còn có tên là Chùa Lân là địa điểm vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Sau được tôn tạo, xây dựng thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng.
 

Chùa Lân nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Danh tiếng và sự nguy nga của chùa Lân còn được lưu truyền trong dân gian qua câu ca: Ngõ chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh. Hiện thời ngõ chùa Lân vẫn còn lưu dấu tích xưa, ngõ dài, rộng, hai bên có nhiều tháp mộ các nhà sư.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa gần như bị thiêu hủy hoàn toàn, chỉ còn hệ thống các mộ tháp gồm 23 tháp, trong đó tháp lớn nhất là tháp mộ thiền sư Chân Nguyên. Nhằm tôn tạo lại chốn Tổ, bảo tồn và phát huy tinh thần Thiền phái Trúc Lâm, ngày mười chín tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (2002), lễ đặt đá xây dựng chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.

Công trình được xây dựng với sự khởi xướng của hòa thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Viện Trúc Lâm Đà Lạt và công đức của các tăng ni, phật tử trong, ngoài nước. Nhân dịp ngày sinh của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, ngày 11 tháng 11 năm Nhâm Ngọ (2002) chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được chính thức khánh thành trên diện tích gần 5 mẫu. Và từ đây cái tên Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được đông đảo phật tử trong và ngoài nước biết đến.
 

Chùa được xây dựng bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của ngôi chùa Việt. Các công trình chính của chùa gồm Chính điện, Nhà thờ tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường... Bài trí trong chùa đơn giản, khoáng đạt, dùng ngay chữ quốc ngữ trên các hoành phi, câu đối.
  Hiện tại, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có một số hiện vật quý, độc đáo. Trong tòa Chính điện có tượng đồng Thích ca mâu ni nặng gần 4 tấn, là pho tượng đồng lớn nhất tại Yên Tử hiện nay. Ngoài ra Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn có một pho tượng độc đáo khác, đó là tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ dáng hương có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
 

Tượng cao 3,2m, bệ đỡ cao 0,65m, chiều rộng bệ đỡ 0,95m, nặng khoảng 3,2 tấn với những đường nét chạm khắc tinh tế. Pho tượng được đặt sau Chính điện, trước nhà thờ Tam tổ Trúc Lâm, do các phật tử thành tâm công đức.

Trước sân thiền viện đặt một quả cầu Như ý báo ân Phật bằng đá hoa cương đỏ (rubi), đường kính 1,590m, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn (Quy Nhơn). Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông, nặng 4 tấn, bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho bát chính đạo. Quả cầu đã được trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam xác định: Quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam.

Trong La Hán đường có bộ tượng gỗ mười tám vị La Hán được chạm khắc tinh tế, đủ các dáng điệu tư thế và lai lịch của từng vị. Du khách được chứng kiến những trạng thái cuối cùng của các vị tu hành đắc đạo đang trên con đường giải thoát về cõi vĩnh hằng. Bộ tượng gỗ gợi nhớ tới chùa Tây Phương và bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Huy Cận: Các vị La Hán chùa Tây Phương.

Phía bên trái tháp thiền viện có một cây đa cổ thụ bảy trăm năm tuổi, cành lá sum xuê tươi tốt. Đứng dưới gốc đa cổ thụ du khách không khỏi bồi hồi về những dấu tích người xưa để lại và sự trường tồn của đạo pháp dân tộc.
 

Hiện tại, Thiền viện Trúc Lâm đang được tiếp tục xây dựng, tôn tạo để ngày càng khang trang sạch đẹp, phát huy tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm và là địa điểm tham quan, tìm hiểu hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
 

BBT website

 

Về Menu

thiền viện trúc lâm yên tử thien vien truc lam yen tu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

净地不是问了问了一看 l½ 佛教算中国传统文化吗 vua luong vu de 七五三 大阪 別五時 是針 佛经讲 男女欲望 äºŒä ƒæ BS Bùi Minh Đức trình làng sách Văn Ngưu bàng hầm mơ muối ส วรรณสามชาดก อธ ษฐานบารม 皈依是什么意思 一日善缘 浄土宗 2006 Suy nhược tinh thần hãy nghĩ ngay đến 己が身にひき比べて 5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống 必使淫心身心具断 giai thoat la cot loi cua dao phat 禮佛大懺悔文 hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm さいたま市 氷川神社 七五三 Đường có giúp giảm stress ve Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Huỳnh 元代 僧人 功德碑 ngÒ Đã xác định được biến đổi gene gây 佛教教學 คนเก ยจคร าน Ngủ quá ít hay quá nhiều đều không สต tảo 香炉とお香 お仏壇 お供え Yêu Chăm sóc sức khỏe người dân trong dịp 净土五经是哪五经 อธ ษฐานบารม duyên khởi và tính không được đồ nen cung tat nien nhu the nao 蒋川鸣孔盈 å 梁皇忏法事 色登寺供养 随喜 Đã có thuốc ngăn ngừa đau nửa đầu 横江仏具のお手入れ方法 Có chỉ số BMI bình thường chưa chắc 二哥丰功效