GNO - Mức vitamin B12 thấp sẽ gây ra hậu quả xấu cho người trẻ, khi não bộ còn đang trong quá trình phát triển.

Thiếu vitamin B12 gây lão hóa, tự kỷ, tâm thần phân liệt?

GNO - Não bộ của người mắc chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt (schizophrenia) có điểm giống nhau là đều có mức vitamin B12 thấp - các chuyên gia khẳng định.

Mức vitamin B12 trong máu không phải lúc nào cũng phản ánh mức vitamin này trên não và mức vitamin này trên não bộ lại giảm nhiều hơn theo thời gian. Đây có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về thần kinh như bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi và các rối loạn khác như tự kỷ, tâm thần phân liệt. Điều này có liên quan đến lượng vitamin B12 trong máu vào não thấp.

Các chuyên gia đã đưa ra kết luận này trên Tạp chí PLOS ONE gần đây. Kết luận này giúp khẳng định giả thiết rằng não bộ của chúng ta sử dụng vitamin B12 để điều chỉnh cảm xúc và kiểm soát sự biểu hiện của gene và các tác động đến sự phát triển của hệ thần kinh ở những thời điểm quan trọng trong cuộc đời, từ giai đoạn phát triển nhanh của não trong thai kỳ cho đến lúc trẻ lớn lên, đến khi hình thành mạng lưới thần kinh ở tuổi thanh thiếu nên, cho đến khi vào tuổi trung niên và lớn tuổi.

vitamin.jpg

Vitamin B12 còn được gọi là cobalamin, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành máu và đảm bảo chức năng hoạt động bình thường cho hệ thần kinh.

Vitamin này có mặt trong thực phẩm động vật nhưng cũng có thể tổng hợp được từ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Nghiên cứu này do nhà khoa học Richard Deth, chuyên gia dược Đại học Nova (Fort Lauderdale, Florida) thực hiện, tiến hành quan sát não bộ của hơn 60 cá nhân có sự suy giảm hoạt động não bộ với các độ tuổi khác nhau: từ tuổi thai nhi cho đến người 80 tuổi. Trong nghiên cứu có 12 người tự kỷ và 9 người mắc chứng thần kinh phân liệt.

Đây là nghiên cứu đầu tiên so sánh mức vitamin B12 trong não người. Theo đó, mức vitamin B12 trong não của người cao tuổi thấp hơn 10 lần so với người trẻ, cho thấy sự suy giảm dần, một cách tự nhiên và ổn định theo thời gian của loại vitamin này.

Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, sự suy giảm mức vitamin B12 không hẳn là điều xấu vì giúp bảo vệ não bằng cách làm chậm phản ứng của tế bào và sự sản sinh DNA - các hóa chất có hại được gọi là các gốc tự do. Các nghiên cứu trước đây đã kết luận phản ứng sinh học chủ động của các dạng vitamin B12 sẽ làm sản sinh ra các gốc tự do, như là một phế phẩm.

Mức vitamin B12 thấp cũng nguy hại. Ở một số thời điểm, sự suy giảm trong chuyển hóa không tương thích với sự sống sót của tế bào. Tương tự, mức vitamin B12 thấp sẽ gây ra hậu quả xấu cho người trẻ, khi não bộ còn đang trong quá trình phát triển.

Deth cho biết, mức vitamin B12 trong não của người cao tuổi, người bị tự kỷ và tâm thần phân liệt chỉ bằng 1/3 người bình thường.

Tuy nhiên, kết quả này vẫn còn chưa thuyết phục hoàn toàn giới chuyên môn. Năm ngoái, tạp chí của Viện Dinh dưỡng & Chế độ ăn đã kết luận có rất ít trẻ mắc chứng tự kỷ cải thiện được bệnh tình khi dùng bổ sung thêm các vitamin.

Huệ Trần
(Theo Live Science)


Về Menu

Thiếu vitamin B12 gây lão hóa, tự kỷ, tâm thần phân liệt?

Điều bún cuoc doi thanh tang ananda phan 6 Khổ qua kho nấm đông cô dễ dàng hơn người đời vui buồn trong được mất Đi Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần nhưng chịu được thống khổ mới có bo tat chẠdục Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được 6 công dụng tốt cho sức khỏe của Mẹo bảo quản các loại rau quả tươi song voi hai chu biểu tượng nghệ thuật và tâm linh sau thuc chùa tam thanh Củ gừng có nhiều lợi lạc Lý giải những cái hắt hơi hãy từ bỏ những gì không phải của Tiệc dan vao the gioi van hoc phat giao ba câu chuyện đáng suy ngẫm về triết Thanh Hoá Giỗ Tổ khai sơn chùa Linh người trồng hoa trong vườn tâm Những biểu hiện khi cơ thể thiếu Bánh hanh gia di ve dau Cẩn thận với các thực phẩm chứa Ăn chay Vì mỗi loài đều biết ngũ căn หลวงป แสง NHÂN QUẢ hieu the nao cho dung Tiêu cực phiếm luận của người học phật về bai hoc quy gia tu loai chim Dưa muối cám làm dễ ăn ngon cai gi roi cung den áp dụng lời phật dạy trong vấn đề Ăn chống gãy xương cang don gia n chi la mo t cau xin lo i tưởng chương ii thích ca thế tôn PhÃp Thiền Tăng