Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

1. Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân rồi, ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, theo dõi sự vận động của cơ thể.

Cách đếm: Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung). Có hai cách đếm, một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này; Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập. Cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

2_cach_tho__mau.jpg
Giữ yên tĩnh thường có ba cách:
 Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

2. Điều chỉnh hơi thở

Dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm dãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

3. Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh  (Trưởng  môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh)/ bee.net


Về Menu

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Bì cuốn chay Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão Bình thản với tử sinh Bí quyết nấu chè đỗ đen thật Thăm Bông hồng cài áo Bưởi chùm và những công dụng tốt cho hạnh Bạn tôi thÍ Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều Siêu Hạt chắc Bậc cao tăng đạo đức thủy chung 17 lời khuyên dạy đáng suy ngẫm của Bắp ngọt chiên giòn cau chuyen ve nguoi hung dang sau cuoc chien Bến sông vàng tuc Bếp xuân Bệnh nhân huyết áp nên gần gũi hoà ทาตอะไรเป นองค c½u lan tam long chan thien la suc manh de cam hoa long Bốn Niệm Xứ Bốn trường hợp của hiệu lực cầu khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý ç æˆ 法会 士用果 Bồ Đề Tâm Không gian thiền tĩnh 閼伽坏的口感 Bổ sung vitamin B có tốt cho trí Bổ sung vitamin E có thật sự hiệu quả 佛教与佛教中国化 Những bức ảnh chấn động về trẻ Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái Bức tranh thay đổi thế giới BR VT Lễ hội ẩm thực chay Đạo tình Bi trí Quan Âm trong kinh Pháp hoa và 欲界六重天 Tình mẹ thiêng liêng lắm 五藏三摩地观 Biến cơm thành thuốc họa Biểu hiện của da và các nguy cơ Buồn buồn vui vui Phố nhi can vien thong hay la phap mon quan am Buồn vương phố cũ