Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

1. Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân rồi, ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, theo dõi sự vận động của cơ thể.

Cách đếm: Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung). Có hai cách đếm, một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này; Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập. Cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

2_cach_tho__mau.jpg
Giữ yên tĩnh thường có ba cách:
 Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

2. Điều chỉnh hơi thở

Dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm dãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

3. Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh  (Trưởng  môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh)/ bee.net


Về Menu

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Bồ tát giữa Sài Gòn cách sống để cuộc đời bạn tràn dạo ngưng Thuốc không hiệu quả trong điều trị Dưới bóng Từ bi 天眼通 意味 khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng Giá nuoc tu bi 首座 chẳng lầm về nhân quả chúng ta đang dần bỏ quên ngôi chùa linh thuc hanh hanh khong dinh mac Hạn chế và khắc phục chứng ngáy khi duyên phận vợ chồng sẽ trọn vẹn khi Phú Yên Lễ đại tường cố HT Thích vẫn làm cho đến chết Chùa Thanh Hải tổ chức lễ húy nhật Anh Hai dao phat buoc dau du nhap vao nhat ban thoi ky ai Vài cách dùng bí đao giải khát chữa Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân 1866 Có Ti ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người tràng hạt kinh hay nuong tua vao chinh ban than minh Vắng duong minh sat tue Nhớ cây nhận diện và chuyển hóa tâm bệnh lich su ket tap kinh A Di Đà Quán Thế Âm Hai vị Phật trong Luận về vấn đề phóng sanh yeu minh hoa tang co anh huong den van de tai sinh va phuoc hỏa táng có ảnh hưởng đến vấn đề hanh huong 五痛五燒意思 Cảnh Mùa Vu lan đi ăn cỗ chay chùa Phụng cam cum niem tin chon chanh hoa phuoc den tu dau họa phước đến từ đâu bo tat TT Huế Lễ nhập tháp cố Đại lão