Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

1. Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân rồi, ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, theo dõi sự vận động của cơ thể.

Cách đếm: Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung). Có hai cách đếm, một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này; Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập. Cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

2_cach_tho__mau.jpg
Giữ yên tĩnh thường có ba cách:
 Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

2. Điều chỉnh hơi thở

Dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm dãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

3. Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh  (Trưởng  môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh)/ bee.net


Về Menu

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

陈光别居士 おりん 木魚のお取り寄せ ไๆาา แากกา ประสบแต ความด 川井霊園 鎌倉市 霊園 供灯的功德 äºŒä ƒæ 己が身にひき比べて 佛经讲 男女欲望 香炉とお香 giao Người thầy đầu tiên của con bình dị của ht thích trí tịnh thiêng Bột gạo lứt chiên 浄土宗 2006 Mong lũ qua và lòng người ấm cấu 忍四 cha oi con them duoc mot lan nghe tieng cha Mẹ là nhất nhất trên Nhập thiền Tiếng chuông trôi trên sông りんの音色 Để Rau củ trộn nước tương cay 11 dieu can luu y khi tap thien 饿鬼 描写 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 佛教与佛教中国化 Chìa khóa hạnh phúc là đường Quan hệ thầy trò trong kinh luật Phật VÃƒÆ 8 cách giữ cho tim khỏe mạnh Sóc Trăng Hòa thượng Dương Dal viên 佛頂尊勝陀羅尼 Cơm chay cho ngày đầu tháng Khánh Hòa Lễ húy nhật tổ khai sơn chùa Nghiệp đêm nhạc về chốn bình yên của ca sỹ Giải độc rau củ khi chế biến tuyet thiê n Hương trà mùa xuân 佛教算中国传统文化吗 Làm gì để giảm triệu chứng đau お仏壇 お供え 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Khổ qua làm thuốc Tròn đầy hạt lứt