Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

1. Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân rồi, ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, theo dõi sự vận động của cơ thể.

Cách đếm: Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung). Có hai cách đếm, một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này; Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập. Cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

2_cach_tho__mau.jpg
Giữ yên tĩnh thường có ba cách:
 Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

2. Điều chỉnh hơi thở

Dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm dãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

3. Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh  (Trưởng  môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh)/ bee.net


Về Menu

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

圆顿教 ブッダの教えポスター đừng để tình yêu thương trở thành con phap thien quan va su biet on ç æŒ hang tram ngon nen lung linh dang len cha me tai tính dung dị của người việt qua ca dao hàng trăm ngọn nến lung linh dâng lên cha hanh bo thi tình yêu chân thật là gì có hay không dung doi den khi co tien moi bao hieu cho cha me so luot ve cuoc doi truong lao hoa thuong thich đừng đợi đến khi có tiền mới báo Nằm nghiêng khi ngủ tốt cho não bộ Gia Lai Húy kỵ lần thứ 10 cố HT Thích Lợi ích của Thiền Vipassana cho bản dung bao gio lo mieng noi nhung cau lam cha me dau đừng bao giờ lỡ miệng nói những câu nghiệp báo từ việc ăn mặc thiếu kín 錫杖 dieu can tu duong suot doi la bao dung voi su điều cần tu dưỡng suốt đời là bao å º wat phra kaew สามเณร Ai có thể thở giùm ai nhung dieu can biet ve le cung giao thua va ngôi chùa quan trọng bậc nhất thái lan 因地當中 co bao gio con nghi toi on cha me có bao giờ con nghĩ tới ơn cha mẹ Thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ có bao giờ con nghĩ tới ơn cha mẹ con từ thí vô giá hội đến thủy lục pháp Chùa Việt nam Ä á 5 nguyên tắc để trở thành bậc cha mẹ Những loại củ quả không nên ăn cả hieu Khói thông dong co va nguyen Vào chùa học làm món chay xin cha me cho con xin cha mẹ cho con Vào chùa học làm món chay Già o อภ สรา ธรรม