Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

1. Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân rồi, ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, theo dõi sự vận động của cơ thể.

Cách đếm: Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung). Có hai cách đếm, một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này; Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập. Cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

2_cach_tho__mau.jpg
Giữ yên tĩnh thường có ba cách:
 Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

2. Điều chỉnh hơi thở

Dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm dãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

3. Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh  (Trưởng  môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh)/ bee.net


Về Menu

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Khứ lai vô ngại 7 tác hại của việc bỏ bữa ăn sáng can phai tu trong mua ban kinh doanh 修行の手順 NẠu tượng phật ngọc hòa bình thế giới tướng mạo của một người là sự hôn nhân và niềm tin tôn giáo Bông huệ xào vÃÆ Giảm cân bằng dâu tây và cà co me khoai lang Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và Sinh tố bơ Á Ðạo đức y sinh từ một quan điểm định nhan mua world cup tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo trầm tư về vũ trụ xung quanh chúng ta 機十心 gian nan hanh trinh vuot thoat vÃ Æ Ã Æ chá 横江仏具のお手入れ方法 Trung Tiểu sử HT Thích Hoằng Từ ton Chuyện gì xảy ra khi bạn nhiễm độc 唐安琪丝妍社 คนเก ยจคร าน nam 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi 士用果 真言宗金毘羅権現法要 Nobel Y học 2016 mở ra cơ hội điều dễ nghe Trẻ đẹp nhờ ăn nấm 경전 종류 tam biet lang nghe Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe Khóc Cười Âm nhạc giúp trẻ hồi phục tinh Khai bút đêm giao thừa tin 五観の偈 曹洞宗 Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn Tết Đoan Ngọ và nhớ Lễ chung thất Cố TT Thích Huệ Quang