Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

Giữ cho tinh thần yên tĩnh là rất quan trọng, giúp con người bình tâm, không suy nghĩ những điều xung quanh, giảm stress, mệt mỏi. Giữ yên tĩnh thường có ba cách: Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

1. Đếm thầm hơi thở

Sau khi làm giãn toàn thân rồi, ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở, theo dõi sự vận động của cơ thể.

Cách đếm: Có thể đếm thầm lúc hít vào (thường dùng cho người khoẻ), đếm thầm lúc thở ra (thường dùng cho người huyết áp cao), đếm cả lúc hít vào và thở ra (dùng cho người bệnh mạn tính nói chung). Có hai cách đếm, một là: Đếm từ 1 - 10 rồi lại đếm lại 3 - 5 lần như thế, nghỉ một lúc cho thoải mái rồi lại đếm lại, cho đến khi thôi tập mục này; Hai là đếm từ lúc bắt đầu đến lúc thôi tập. Cách này thường xuất hiện đột nhiên quên mất không biết đã đếm đến bao nhiêu hoặc đếm nhầm, ta nghỉ một lúc rồi lại đếm lại coi như không có chuyện gì.

Cần đếm một cách nhẹ nhàng thoải mái. Ví dụ, đếm thầm khi hít vào: 1 - thở ra; 2 - thở ra; 3 - thở ra... đếm thầm khi thở ra: Hít vào - 1; Hít vào - 2; hít vào - 3... đếm thầm khi hít vào và thở ra: 0 - 1; 0 - 2; 0 - 3;...

2_cach_tho__mau.jpg
Giữ yên tĩnh thường có ba cách:
 Đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở và theo dõi nhịp thở.

2. Điều chỉnh hơi thở

Dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định, phù hợp với yêu cầu của luyện thở. Yếu lĩnh của luyện thở là hít vào không dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng tự nhiên.

Thường sau khi làm dãn rồi ta chuyển sang điều chỉnh hơi thở. Cách tập này góp phần nâng cao sức hoạt động của thần kinh và nội tạng khác.

3. Theo dõi hơi thở


Tức là chú ý theo dõi hoạt động của hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của điều chỉnh hơi thở. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Người huyết áp cao thường dùng cách này, nó nhẹ nhàng hơn canh giữ bộ phận cơ thể.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh  (Trưởng  môn Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh)/ bee.net


Về Menu

Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh

cau chuyen danh cho nhung nguoi ban dang mat dong オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ ånh Tâm sự với người mới xuất gia พ ทธโธ ธรรมโม hoà 每年四月初八 Thức Trò Lễ giỗ Đệ tam Tổ Trúc Lâm 精霊供養 ç ä½ å æ ºæ æ hoc va chuyen hoa Lịch sử là bài học vô giá là động Phụ nữ trẻ có nguy cơ đau tim cao hơn Bệnh nhân huyết áp nên gần gũi thiên 五痛五燒意思 Tuá зеркало кракен даркнет Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu Ngà Đổi 借香问讯 是 一息十念 du con co la ai hoãƒæ 曹村村 Sắc trắng mùa Xuân Xử áp dụng trí tuệ bát nhã trong đời ก จกรรมทอดกฐ น お仏壇 お供え Miếng xào măng khô cho bữa cơm ngon hang tram ngon nen lung linh dang len cha me 淨界法師書籍 緣境發心 觀想書 giới thiệu về tổ sư thiền 仏壇 おしゃれ 飾り方 gia tri cua vo thuong Chè nhung bai hoc quy gia tu cuon sach cach song Tham gia Facebook giúp sống lâu hơn Bệnh khô mắt do đâu 净土网络 Xá tội vong nhân Có thực mới vực được Đạo Tại sao nên kết hợp Đông Y trong bệnh คนเก ยจคร าน 飞来寺 Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan