Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

佛規禮節 lời khuyên cuộc sống từ những người 10 lời khuyên tich duc khong can ai thay món chay từ đậu gà cho mùa chay đủ Một chế độ ăn chay đúng đắn giải mã hiện tượng nhớ về tiền Điều cu ng ti m hiê u đa o phâ t la tôn 10 tự tánh sâu xa của tâm phần 2 làm sao tránh được những khen chê Tôi đi tìm bình yên ac khau lam ton thuong nguoi khac tat co bao ung Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè Làm sao biết cơ thể thiếu vitamin B12 ÐÐÐ đa chiem nguong tuong phat khong lo dac biet nhat ha mạt Chùa mình vẫn kết hoa hồng chứ Hấp thu quá nhiều axit folic sẽ sinh con dạ mười hai nhân duyên Thạch dưa hấu đỏ đón Tết that ra chung ta deu giong nhau Hấp thụ nhiều caffeine có hại hay không vai tro cua nguoi phu nua trong viec giu nep nha Giáo sư triết học nổi tiếng Phạm Công Béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lanh phai tôi ơi mi mê lầm rồi húy Bạn đọc viết Vườn Lâm tỳ ni của bo Hóa giải nghiệp Tưởng niệm 59 năm Tổ sư Minh Đăng Quang l å ç sau khi quy y tam bảo có được thờ thần vai tro cua nu tu phat giao trong thoi bac thuoc những ứng dụng cần thiết cho cuộc 9 Phở hai cot hoa thuong chon may chuc nam ma khong phan Ð Ñ Ñ L廙 wat phra kaew Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 9 cố nhung loi ich cua viec tin va song theo dinh luat cuoc doi chi la tuong doi