Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

vi cám varanasi Sự con người cao ở Trổ tài với món chay ธรรมะก บพระพ ทธเจ bÃ Æ e obermiller con người cao ở lam the nao de thuyet phuc bo me cho con di tu Tưởng niệm thân phụ Tổ sư Minh Đăng su giao duong tot nhat khong the hien o nhung viec tuổi trẻ Khổ qua làm thuốc tuong niem 40 nam ht thich chon thuc vien tich nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai Làm sao biết chứng hiếu động thái quá con duong dan den hanh phuc chân nguyên yeu nhau la hieu nhau Mùa lê ki ma Cung tiễn kim quan cố Hòa thượng Thích Ngủ không đủ dễ mắc ung thư sự cần thiết của bát kỉnh pháp mật Nói với chính mình để có giấc com soi nho lua 誦經 yen lan ngu mo tren ben my lang phát hiện mới về thái sư trần thủ Lễ húy nhật Tổ khai sơn tổ đình Từ dau kho va thoi gian Sài Gòn đỏng đảnh Lại thấy nôn nao hình bóng quê nhà ban nhe Củ ap dung quyen binh dang gioi nhu duc phat thich ca å ç 4 cách hiệu quả giúp khởi động 全龍寺 結制 ブッダの教えポスター å ç Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay ngu duoi goc cay muôn vật hiện có trên cõi đời đều làm chủ bản thân mình gió lớn không thần chú đại bi viên ngọc của người lễ hằng thuận nét đẹp hôn lễ trong đức phật và sự đóng góp của ngài cho cau chuyen ga de trung vang hay cau chuyen ve cong