Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

赞观音文 phat giao con duong cua tuoi tre 四重恩是哪四重 là i chu 永宁寺 佛说如幻三昧经 6 tội lỗi lớn nhất mà người việt 涅槃御和讃 tìm gì om 阿罗汉需要依靠别人的记别 無量義經 사념처 忉利天 Tu 弘一大師名言 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 chớ 錫杖 宾州费城智开法师的庙 đại thế chí bồ tát 长寿和尚 ÐÐÐ ï¾ ï½ cháo biển đời nhiều sóng cả Điện thoại thông minh làm hỏng mẠ念佛人多有福气 sinh 曹洞宗青年联盟 Tổ đình Vạn Thọ tổ chức lễ vía 菩提阁官网 thắp 四十二章經全文 thầy 抢罡 thuc 氣和 Ð Ð Ð 僧人为什么出家 thiền phÃÆt Chùa Phú Hòa tặng cơm chay mỗi tháng 2 thiền là đưa thân tâm về với nhau thăm phÃp tám bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1