Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

己が身にひき比べて 繰り出し位牌 おしゃれ 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 nguyên Thai phụ cần lưu ý gì khi tập thể dục พระอ ญญาโกณฑ ญญะ chon thiet lap tinh do 浄土宗のお守り お守りグッズ tue Thuốc trị ung thư máu có tác dụng với Viết cho con イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 hắn phap vuong mong co ve tham thoi hau cong san phan Tạm biệt thầy nhà giáo nhà văn Võ cuong luong tiep va phap hoa tam muoi 一人 居て喜ばは二人と思うべし lam sao de tranh nhung co hiem a nan 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 僧伽吒經四偈繁體注音 mùa bão nữa lại về 俱利伽羅劍用處 中孚卦 Những điều có thể chưa biết về cây cÃy 夷隅郡大多喜町 樹木葬 khi mệnh chung Nhiều lợi ích khi ăn lê thường xuyên 墓地の選び方 tri hue 净土五经是哪五经 cha oi con them duoc mot lan nghe tieng cha 首座 äºŒä ƒæ いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 ろうそくを点ける Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường thanh hóa tưởng niệm phật hoàng và 北松戸 お墓 お位牌とは 若我說天地 Tây An Cổ Tự Chùa Tây An 陈光别居士 あんぴくんとは thời khắc mà ta cảm thấy mình cần tim hieu tap quan cung co hon hay le mong son thi å ä¹ æ thiền sư thích nhất hạnh được trao