Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

minh asvaghosha 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Thiền là sống tỉnh thức trong từng Lễ tưởng niệm nhập bảo tháp bạo lực học đường và những biện 每年四月初八 りんの音色 川井霊園 淨界法師書籍 6 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú 8 loại thực phẩm giúp bổ sung sắt cho さいたま市 氷川神社 七五三 hon nhan va niem tin ton giao 4 loại thực phẩm tốt cho tim mạch A Di Đà Quán Thế Âm Hai vị Phật trong 5 loại thực phẩm giúp giải độc cho cơ 4 loại thực phẩm giàu chất xơ Ẩm thực 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol cao 观世音菩萨普门品 Lưu ý chứng rối loạn tăng động giảm dung mao dep den tu dau tieng Ẩm thực 5 loại thực phẩm không tốt cho hệ Ẩm thực chay giữa không gian thiền 6 loại thực phẩm tốt cho nam giới 佛頂尊勝陀羅尼 æ ä çš ä½ æ 365 ngay hanh phuc voi tinh thuc thực 365 ngày hạnh phúc với tỉnh thức 五痛五燒意思 อ ตาต จอส xuan dinh dau cua moi nguoi 迴向 意思 度母观音 功能 使用方法 xuân đinh dậu của mọi người 大安法师讲五戒 hình 曹村村 Công dụng của măng tây 鎌倉市 霊園 Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40 別五時 是針 nhá お仏壇 お供え Sinh tố chanh đu đủ 梁皇忏法事 åº Tổ Pháp Hóa Tổ khai sơn tổ đình moi 霊園 横浜