Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

cầu 供灯的功德 กำจ ดอว ชชาด วย Phá thai Một góc nhìn Phật giáo phận Tùy sở trú xứ thường an lạc 僧人食飯的東西 nếu có ai mượn tiền con hãy nói điều 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 お墓のお 永代供養 東成 Nghĩ về vấn đề pháp hành của Phật tai Củ cải kho tương ăn cơm ngon 二哥丰功效 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 å Trà xanh có thể ngăn ngừa mắc bệnh sống với hai chữ Vitamin C quan trọng đối với sức khỏe Phận làm con theo lời Phật dạy Tra đa o cu a Châu Quang Marata Juko การกล าวว ทยาน お墓 Chùa nay hay giao duc con cai mot cach dung dan nhat Tạp bút Lề đời Hình ペット僧侶派遣 仙台 æ æ x d 墓地の販売と購入の注意点 打七 A di đà tuá 佛经讲 男女欲望 cần d i t 腳底筋膜炎治療 Omega 3 thật sự có lợi cho tim mỗi người trong chúng ta là một vị y 9 công dụng tuyệt vời của các voi đạo phật bước đầu du nhập vào nhật 茶湯料とは cau chuyen ve niem phat va cau nguyen theo Điều trị ADHD Thuốc không phải giải Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer le