Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

8 điều dễ và khó của kiếp người 次第花开的作者 9 điều cần biết về thuốc chống suy xin đừng hời hợt với cuộc đời Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn tn đạo phật siêu nhiên xin dành ba phút để suy ngẫm một câu Quảng Nam Tưởng niệm lần thứ 264 Tổ ngũ kinh phạm võng bồ tát giới giảng lược minh niệm 天地八陽神咒經 詞典 水天需 tự tử sẽ gặp khó khăn trong việc tái từ thí vô giá hội đến thủy lục pháp tâm tánh thi hóa qua điệp khúc 20 chữ 茶湯料とは ส งขต tây phương đã tiếp nhận đạo phật 不空羂索心咒梵文 giÃ Æ Hồi quang phản chiếu tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh 激安仏壇店 sự thật thứ nhất tiếp theo 禅诗精选 長谷寺 僧堂安居者募集 佛法怎样面对痛苦 放下凡夫心 故事 tvtl sùng phúc khai giảng sinh hoạt hè ブッダの教えポスター thức tỉnh khi đọc bức thư của chàng 6 công dụng tuyệt vời của dưa leo 五痛五燒意思 饿鬼 描写 盂蘭盆会 応慶寺 การกล าวว ทยาน thái độ sai lầm của phật tử việt nam 僧人心態 già hạnh phúc thật sự của người tiêu trải lòng của một tu sĩ về tệ nạn trung quốc chùa cổ lưu giữ xương sọ co hay khong mot tinh yeu chan that thơ mặc giang từ bài số 1331 đến số An chay thơ mặc giang từ bài số 1341 đến số Mất trí nhớ ở phụ nữ nghiêm trọng Một số loại thuốc an thần có thể gây