Năm 1973, tôi quy y Tam bảo. Trong ký ức tôi quy y ngày ấy rất mơ hồ với pháp danh “Nguyên Thọ” mà Bổn sư truyền giới đã đặt cho, mang theo một quãng ngày tâm linh về một ngôi cổ tự cố đô Huế: Châu Lâm.

	Thông điệp từ bi

Thông điệp từ bi

Tấm phiếu ấy, người Phật tử giữ gìn như một bảo vật - bởi giá trị tinh thần chứ không phải những giáo điều ghi sẵn. Khi còn sống thì chẳng ai hỏi, lúc lâm chung như tấm “hộ chiếu” đi về cõi Lạc, qua cửa Phật A Di Đà tiếp độ, có hộ pháp hỏi có phiếu mới được “nhập cảnh”. Ai quên hoặc không có, xin mời miễn về nước Bụt, quan niệm ấy đến nay vẫn còn. Khi xuôi tay, phiếu quy y được theo người bằng hỏa táng.

Ở quê tôi, đất Phật hiền hòa nên các chùa đều làm lễ quy y cho những người con Phật, ngoài ra còn cho hương linh nhập tự. Phía sau mỗi chùa đều có xây bệ hay bàn để dựng di ảnh người mất. Bát hương và bài vị có dòng chữ Hán ghi tên và pháp danh người quá cố.
Chùa Phổ Quang, là một trong những hàng chục ngôi chùa gởi hương linh nhiều nhất. Hàng năm, gia đình người mất đến chùa kỵ (sau khi kỵ ở nhà), quý Tăng Ni nhà chùa lo phần hồn (tụng kinh cầu siêu).
Cơm nước do gia đình cộng tác với chùa, miễn sao ấm cúng, yên tĩnh. Càng ngày người ký gởi càng đông, những tấm ảnh khổ 9x12cm bên nhau, san sát, trong đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về đây nương náu. Tôi tò mò hỏi thầy trụ trì, thầy cho biết thuở sinh thời Trịnh Công Sơn từng đến chùa này. “Nhà của Sơn ở gần chùa, Trịnh Vĩnh Trinh vừa rồi có về thắp hương cho anh”.
Thầy nói không biết có phải Trịnh Công Sơn gởi chùa mà khách thập  phương về đây không ngớt, nhất là gần ngày giỗ người nhạc sĩ tài hoa.

Đại lễ Phật đản PL.2552 mang ý nghĩa quan trọng, được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận chính thức là ngày lễ hội văn hóa của thế giới vừa diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Hướng về Thăng Long, tín đồ Phật giáo khắp nơi đều phát tâm từ bi quán với công sức, tài vật, dâng lên mùa Khánh đản, hân hoan cùng niềm vui chung với Tăng Ni, Phật tử thế giới về ngày Đại lễ Phật đản (ngày Vesak hay ngày Tam hợp).

Trên dòng Hương thơ mộng, diễn ra hàng chục chiếc thuyền hoa rực rỡ màu sắc Thiền. Đặc biệt sắp đặt 7 đóa sen uy nghi bềnh bồng trên làn nước xanh lơ, tôn vinh vẻ đẹp “chẳng nơi nào có được” của kinh thành cổ tích. Đêm rằm tháng 4, cố đô điểm trang hoa đèn, phóng sinh đăng trên sông và nhiều chương trình khác. Điều gần gũi của người con Phật là thể hiện bản chất Phật giáo nhập thế và đồng hành với dân tộc qua tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang và đài liệt sĩ, ủy lạo cứu tế đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, thăm viếng và tặng quà các gia đình có công với đất nước, thương binh liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão… để mang thông điệp từ bi của đạo Phật đến với những mảnh đời bất hạnh.

Ngàn Thương


Về Menu

Thông điệp từ bi

佛頂尊勝陀羅尼 Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX trùng 法要 回忌 早見表 エクセル nuoi Lửa ơi 淨行品全文 dao hieu va duy tri le song hang ngay お墓 生前墓 Những điều cần biết về huyết áp thuong lam mien trung hỡi Những bóng hồng của dinh Độc Lập Kỳ ส งขต 茶湯料とは Những bóng hồng của dinh Độc Lập kỳ Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới Ngủ quá nhiều cũng hại như thiếu ngủ Bảy nguyên tắc sử dụng hợp lý thuốc Bảy loại gia vị và thảo mộc chống ung Bồi hồi dưới mái chùa xưa Hòa thượng Quảng Đức biểu tượng 梵唄 Chú mười huyền môn trật tự của thế cach thuc tung kinh tri chu niem phat vì sao thắp hương kính phật cả đời Ăn nhiều gia vị giúp sống lâu hơn vài ý nghĩ về việc dịch thuật những học cách đảnh lễ thiền sư thích nhất Tình yêu phổ quát của nhân loại hãy lựa chọn một tôn giáo chân chính hãy biết dừng lại trước khi quả báo ở nơi đó có hoa dã quỳ ý nghĩa sâu xa của bốn chữ a di đà ước hẹn với sự sống màu nhiệm Đức Phật đối trước bạo lực Đậu nành chống được hai bệnh ung thư 乃父之風 mo rong chu vi cua tu ai trống 五重玄義 đại giới đàn cam lộ và hành trình về đạo tuyên cổ tự mang tên quốc sư xứ Gỏi bí mì sợi chay การกล าวว ทยาน để trở thành một con người tương 打七 Tiệc buffet chay thu được 8 tỉ xây đừng bao giờ để nạn ấu dâm giết