Mặc dù những phát hiện này chỉ mang tính chất gợi mở nhưng nghiên cứu mới này đã cho một cái nhìn rộng hơn về giấc ngủ, đặc biệt là một giấc ngủ trưa dài, chuẩn bị cho não bộ khả năng ghi nhớ tốt hơn. Điều này giống như việc khởi động lại máy tính để nó làm việc “nhanh nhẹn” hơn.

Thông minh hơn nhờ ngủ trưa

Mặc dù những phát hiện này chỉ mang tính chất gợi mở nhưng nghiên cứu mới này đã cho một cái nhìn rộng hơn về giấc ngủ, đặc biệt là một giấc ngủ trưa dài, chuẩn bị cho não bộ khả năng ghi nhớ tốt hơn. Điều này giống như việc khởi động lại máy tính để nó làm việc “nhanh nhẹn” hơn.

Bạn muốn vượt qua kỳ kiểm tra sắp tới một cách xuất sắc? Hãy cố gắng có một giấc ngủ trưa.

 

Mặc dù những phát hiện này chỉ mang tính chất gợi mở nhưng nghiên cứu mới này đã cho một cái nhìn rộng hơn về giấc ngủ, đặc biệt là một giấc ngủ trưa dài, chuẩn bị cho não bộ khả năng ghi nhớ tốt hơn. Điều này giống như việc khởi động lại máy tính để nó làm việc “nhanh nhẹn” hơn.

“Ngủ không chỉ là cho cơ thể mà nó còn rất tốt cho não bộ”, nhà nghiên cứu Matthew Walker, công tác tại ĐH California (Mỹ), nhấn mạnh.

Walker và các cộng sự đã chia 39 người trưởng thành thành 2 nhóm. Đầu giờ chiều, 2 nhóm này đều tham gia vào bài tập luyện trí nhớ (ghi nhớ các gương mặt và tên của họ). Sau đó, các nhà nghiên cứu lại cho họ tham gia vào một bài tập trí nhớ khác vào lúc 18h, sau 20h nhưng 1 nhóm sẽ được ngủ một giấc ngắn kéo dài 100 phút.

Những người không ngủ giấc ngắn có kết quả kiểm tra trí nhớ kém hơn những người ngủ trưa là 10%. Ngoài ra, khả năng học tập giảm sút khoảng 10% giữa nhóm làm test vào đầu giờ chiều và nhóm làm test vào lúc 18h. Nhưng những người ngủ trưa lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng một giấc ngủ ngắn, không mộng mị sẽ giúp tăng cường trí nhớ. Điều này đã củng cố thêm những bằng chứng cho thấy ngủ sau khi học tập không chỉ quan trọng mà còn rất cần thiết để chuẩn bị cho não lưu giữ thông tin.

Tuy nhiên, điều quan trọng là giấc ngủ cần đủ dài để não có cơ hội hồi phục. Sử dụng điện não đồ để đo các hoạt động của não, các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng sự hồi sinh của trí nhớ xảy ra ở giai đoạn giữa của giấc ngủ sâu và chuẩn bị mơ, giai đoạn cử động mắt nhanh (gọi tắt là REM).

Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy giấc ngủ giúp bạn sáng tạo hơn, ghi nhớ lâu hơn và lưu giữ thông tin tốt hơn.

Minh Thu (Dân Trí/Health24)


Về Menu

Thông minh hơn nhờ ngủ trưa

nghĩ về hạnh phúc nhân ngày quốc tế Quảng Ngãi Tưởng niệm Đại đức hoc phat 06 chuong 6 nhan nhuc 06 chương 6 nhẫn nhục 9 yếu tố khiến bạn sống không hạnh binh yen nhe ban vì sao tuổi trẻ nên đi chùa Huyền thoại ít biết về đệ tử lừng Quan điểm của Phật giáo về sức khỏe thuyet cuÑi lễ phật đản và sự ảnh hưởng văn 隨佛祖 ky Gi tự tánh quan âm 1 Ngành nghề nào có nguy cơ mắc bệnh tim Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ nguyen cau Ngay huyền thoại bồ tát thích quảng đức cÓn vong niem sao bang Chợ Cóc anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua ảnh hưởng của mạng xã hội đến dấu Âm nhạc làm thay đổi biểu hiện gene phap luat trieu ly chiu anh huong cua triet ly pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng thich quÃƒÆ tai san theo quan he nhan qua Tạp bút Lề đời tâm phật được ví như hoa sen câu chuyện về người hùng đằng sau cau chuyen ve nguoi hung dang sau cuoc chien chong nam gieo yêu thương Vì sao bạn hay thấy uể oải nghiệp 不空羂索心咒梵文 Sư bà Diệu Không tu sĩ lang nghe tieng noi noi tam lắng nghe tiếng nói nội tâm luâ n vi TÃ