Anh Cao Huy Thuần ơi, Tôi viết thư này cho anh đúng vào ngày Phật đản, cũng ngộ! Tình cờ thôi. Tôi mới nhận được cuốn Thấy Phật của anh hôm qua, đọc và viết liền cho anh vài “cảm xúc”, kẻo nguội. Nhìn lại lịch, thì ra là ngày Phật đản!

	Thư gửi anh Cao Huy Thuần (nhân đọc Thấy Phật)

Bác sĩ trò chuyện:

Thư gửi anh Cao Huy Thuần (nhân đọc Thấy Phật)

BS Đỗ Hồng Ngọc
Anh Cao Huy Thuần ơi, Tôi viết thư này cho anh đúng vào ngày Phật đản, cũng ngộ! Tình cờ thôi. Tôi mới nhận được cuốn Thấy Phật của anh hôm qua, đọc và viết liền cho anh vài “cảm xúc”, kẻo nguội. Nhìn lại lịch, thì ra là ngày Phật đản!

Tôi mừng cho anh, anh Thuần à, mừng anh đã “thấy Phật”, à mà không, anh thấy pháp thân của Phật, à mà không nữa, anh thấy Như Lai. Phật là Như Lai nhưng Như Lai không phải Phật, Như Lai là Như Lai. Là cánh hoa mai nở thiên thu giữa đêm trừ tịch, là cánh hoa đào “năm ngoái” vẫn còn cười với gió đông. Thật ra anh biết đó, làm gì có hoa đào năm ngoái, hoa đào thiên thu thì có, đời đời kiếp kiếp, chẳng sinh chẳng diệt thì có. Nó cứ việc nở với gió đông và ngộ thay, nó cười mỉm, cười mũi vào anh chàng thi sĩ ngờ nghệch kia cứ tưởng hoa đào năm ngoái của anh còn đó để mà than thở nhân diện đào hoa nay đã về đâu? Về đâu? Chẳng về đâu cả, bởi chẳng đến từ đâu. Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ… Tôi khoái cái “tiếu đông phong” của hoa đào trong thơ Thôi Hộ. Cái hoa đào đó nó cười tủm tỉm anh chàng thi sĩ chưa thấy biết như lai kia. Còn người đẹp nhân diện đào hoa nọ có mất đi đâu bao giờ, có nhạt phai bao giờ đâu, ngàn năm trước ngàn năm sau vẫn vậy, vẫn tương ánh hồng mãi đó thôi. Chỉ có chàng thi sĩ loay hoay trong cái ngã của mình, là ta, của ta, nên mới buồn rầu, than thở. Anh không phải là chàng thi sĩ đó, nhưng như anh nói, cũng chỉ là một người mù với chiếc gậy, tệ hơn, “mắt mở nhưng nào thấy” như phần đông chúng ta, trong đó có tôi. Nhưng vì anh là một phật tử trí thức, tôi không tin là anh “xớ rớ uyên thâm” như người ta vẫn nói mà anh quả đã có con đường để đi, để thấy, để “ngộ” và để “nhập”. Tôi tin anh đã thõng tay vào chợ từ lâu. Anh đã thấy hoa mai nở giữa đêm trừ tịch, anh đã lại thấy mặt trăng tròn nhất, sáng nhất giữa ngày Vu lan, và anh còn thấy được cả bầy khỉ nắm đuôi nhau mò trăng đáy nước, chẳng chịu nhìn lên một chút! Có điều khi thấy biết (tri kiến) như vậy rồi thì người ta thường ú ớ, nói không được, bất khả thuyết, nên phải dùng ẩn dụ, ngụ ngôn. Thấy Phật của anh đầy những ẩn dụ, ngụ ngôn là vậy. Nói vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vậy. Tức phi thị danh. Anh bắt chước Pháp Hoa kể chuyện trên trời dưới đất để “ẩn đi chỗ khác” mà chỉ đây là diệu pháp, kia là liên hoa, đưa đạo vào đời, cư trần lạc đạo, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Anh nhìn bất nhị, anh thấy cái chẳng khác trong cái chẳng một, nên chẳng cần dính mắc đó đây.

“Tôi tin anh đã thõng tay vào chợ từ lâu. Anh đã thấy hoa mai nở giữa đêm trừ tịch, anh đã lại thấy mặt trăng tròn nhất, sáng nhất giữa ngày Vu lan”

Nhưng thú vị nhất trong Thấy Phật, theo tôi, là anh đã bắt chước người xưa mà đi “chăn trăng”. Đầu tiên là anh mơ trăng, rồi nhìn trăng, thấy trăng, theo trăng, tán tỉnh đùa cợt với trăng để rồi sau cùng… trời ơi, hoá ra đằng sau trăng là nguyệt! Chả có trăng nào cả. Anh theo trăng mà gặp nguyệt! Tôi bỗng nhớ Trịnh Công Sơn. “Từ khi trăng là nguyệt, cho tôi bóng mát thật là…”. Thật là sao thì chàng không nói được, chàng ú ớ, bất khả thuyết. Cái không may của Trịnh là “từ khi em là nguyệt”, thì “trong ta có những mặt trời”!

Tâm bình dị, dạ chân chất, nhìn đâu cũng thấy Phật… Ảnh: Tiến Đạt

Anh Thuần, anh “chăn trăng” là để thấy nguyệt. Nhìn trăng thấy Phật. Nhìn Phật thấy Như Lai. Ấy là con đường tất yếu. Nếu không vậy thì Bồ tát Thường Bất Khinh đâu có cả đời chắp tay cung kính vái chào mọi người, rằng “Ngài sẽ là một vị Phật tương lai”. Vấn đề còn lại là mê ngộ như anh nói. Mê là chúng sanh, ngộ là Phật. Nhưng ngộ cái gì, ngộ cái đằng sau trăng là nguyệt, nguyệt Như Lai, nguyệt vĩnh hằng, thường lạc ngã tịnh. Nó vằng vặc ngàn đời, nó tự tròn đầy, nó không dao động… Anh nói “Bây giờ tóc bạc cả rồi, đọc đoạn kinh Ta ẩn đi chỗ khác mà họ không biết, tôi rung động cả người” thì tôi hiểu cái sự rung động đó của anh, đó là cái rúng động của sáu thức đã chuyển hoá thành diệu quan sát trí, khi người ta đã biết nhìn “với mắt ở trong lòng”, mắt Tuệ, mắt Không.

Cho nên khi một nhà văn, một trí thức, chữ nghĩa như anh mà ú ớ, mà nói không được, mà rúng động, thì tôi không ngạc nhiên chút nào cả khi đọc mấy câu thơ “hò hẹn” của anh, khi khép lại cuốn sách. Khác với Trịnh Công Sơn, “những hẹn hò từ nay khép lại”, với anh, thì những hẹn hò từ nay… mở ra!

Đâu có lạ quen gì

Gặp nhau không hò hẹn

Bởi nó là “cái đó”. Nó vậy đó! Cho nên tôi mừng anh chẳng những “thấy Phật” mà còn thấy cả “cái đó”, Tathagata.

Ngày 9.5.2009
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc

Thấy Phật là tác phẩm mới của giáo sư Cao Huy Thuần vừa được công ty Phương Nam và nhà xuất bản Tri Thức ấn hành. Những tản văn trong tập sách là những “cái thấy” của tác giả từ những kinh nghiệm học và hành Phật của ông. Giáo sư Cao Huy Thuần hiện đang sống ở Pháp, đã xuất bản nhiều tác phẩm có tiếng vang trong nước, trong đó có Nắng và hoa, Thế giới quanh ta.


Về Menu

Thư gửi anh Cao Huy Thuần (nhân đọc Thấy Phật)

toi luong 3 trieu van giau hon khoi nguoi luong 10 tôi lương 3 triệu vẫn giàu hơn khối å 上座部佛教經典 con duong dan den trai tim nguoi me 文殊 佛教教學 禅诗精选 từ bi hỷ xả Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ gây con đường dẫn đến trái tim người mẹ tu bi hy xa 四十二章經全文 二哥丰功效 chuong bon phap Người trẻ bị ngất coi chừng đột àn nguoi Người thỉnh chuông chùa 七五三 大阪 ngọc 福生市永代供養 度母观音 功能 使用方法 thanh van hien than trong cuoc doi duoi moi dang Người Sài Gòn miền Tây thường ăn chay ト妥 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 鎌倉市 霊園 và 慧能 市町村別寺院数順位 仏壇 おしゃれ 飾り方 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 tâm bình an và tĩnh lặng của một suy nghĩ về đoạn hội thoại của ประสบแต ความด 墓地の販売と購入の注意点 loai 净土网络 Người thầy tuyệt vời 仏壇 通販 зеркало кракен даркнет さいたま市 氷川神社 七五三 hoi ve gioi thu sau va gioi thu nam trong bat quan Lược sử Đức Thánh tổ Ni Đại Ái อ ตาต จอส Ngăn ngừa bệnh Alzheimer bằng dầu ô liu 佛教算中国传统文化吗 一日善缘 精霊供養 ruc ro co hoa pg tai le hoi vesak nguoi viet o san 寺庙的素菜