Điều quan trọng nhất, theo luật Phật, là đương sự phải đến và đi trong sự minh bạch Còn là nhà sư thì hoằng pháp, về đời thì vẫn tiếp tục hộ pháp Phật giáo có chỗ đứng cho cả tăng lẫn tục
Thư tiễn một người đi

Điều quan trọng nhất, theo luật Phật, là đương sự phải đến và đi trong sự minh bạch. Còn là nhà sư thì hoằng pháp, về đời thì vẫn tiếp tục hộ pháp. Phật giáo có chỗ đứng cho cả tăng lẫn tục.
Một ngày mùa đông năm 1942, sau một cuộc đụng độ sinh tử với tàu ngầm Đức Quốc Xã, một anh lính hải quân Pháp bị thương. Sau khi được chữa lành, không đủ sức khỏe đi biển nữa, anh được cấp trên điều về một đơn vị quân báo trên bờ. Phải vĩnh viễn xa biển, xa tàu, anh không cam tâm. Lần đầu trong đời lính, anh đã khóc như một đứa trẻ. Viên sĩ quan hải quân, chỉ huy của anh trước đây, đã vỗ nhẹ vai anh:

– Chiến tranh đang hồi khốc liệt nhất, ở đâu cũng giống nhau thôi, cậu lên bờ, nhưng giông bão không thua tụi nầy ngoài biển. Ở đâu chúng ta cũng vẫn là người trên biển. Chỉ cần cậu chưa buông súng!

Một ngày mùa hè năm 2006, tại Huế, một tay họa sĩ Hà Nội có tài nhưng sống trác táng trụy lạc bỗng dưng phủi hết nợ đời vào núi xuất gia với một thiền sư rồi một ngày lại cũng bỗng dưng thấy mình hết duyên với chiếc áo tu, anh vào lạy thầy xin hồi tục.

Sư phụ nhìn anh đang quỳ trước mặt và thong thả buông từng lời tâm huyết nhất, những câu nói mà ngài không mấy khi có dịp để nói trong suốt đời tu của mình:

– Con còn tin Phật thì có đi đâu, về đâu, con vẫn là người của chùa. Con đến minh bạch và đi cũng minh bạch. Đó là cách sống đẹp của những người còn có chỗ tôn nghiêm trong lòng. Thầy tự hào vì con.

Một ngày mùa thu năm 2012, thầy Matsuo Gavesako, một đệ tử lớn của thiền sư Achahn Chah đột ngột xã giới về đời ngay khi tuổi đã ngoài 60. Ông là người Nhật nhưng lại được xem là một danh tăng lừng lẫy ở Thái Lan. Chuyện hoàn tục của ông đã gây một chấn động lớn trong giới Phật tử Thái. Bạn ông, một thiền sư người Thái, đã trả lời mấy người thắc mắc về chuyện của ông:

– Có nhiều lý do để người ta không tiếp tục ngồi xe hay đi tàu nữa, cái quan trọng là lòng còn muốn đi tới hay không. Lòng chưa quên đích đến, thì phương tiện nào cũng vậy thôi. Vạn sự tùy duyên, cưỡng cầu chỉ hư việc!

Mùa đông năm nay, một sớm mai tuyết rơi nhiều trên một ngọn đồi ở biên giới Thụy Sĩ, tôi đọc được dòng tin nhắn đủ làm quên mất cái lạnh quanh mình. Sư Tịnh Đạo, một trong không nhiều những vị sư đệ thân thiết nhất của tôi, vừa quyết định xã giới hoàn tục.

Xuất gia từ bé, học xong chương trình đại học Phật giáo ở viện đại học Mahachulalangkorn (Bangkok), và sau hai năm dốc sức hỗ trợ Phật sự ở chùa Phật Pháp tại Florida, Hoa Kỳ, đã một ngày nghe nặng vai với quá nhiều những áp lực không lối thoát, sư đã chọn lấy con đường khác để đi.

Tôi tiếc, tôi thương một người sư đệ như sư, nhưng tuyệt không một lời níu giữ. Sư có học đạo, có hành trì, và biết rất rõ chữ Duyên trong cửa Phật. Điều tôi muốn nói với sư có lẽ cũng không khác điều sư đã biết. Tôi gọi phone và trong mấy phút, kể hết cho sư nghe những điều vừa viết ở trên.

Trong đời tu của mình, tôi đã chứng kiến rất nhiều lần hoàn tục của huynh đệ và lần nào, với những huynh đệ nặng tình nhất, tôi cũng luôn có một mong mỏi: Phải đi thì đi, nhưng nhớ chọn đúng đường để bước, để tụi mình còn gặp lại một ngày sau. Hành trình nào cũng là con đường để đi, không khác. Miễn là không lệch hướng, đạo tình huynh đệ vẫn luôn là vậy.

Ở mấy xứ xem Phật giáo là quốc đạo như Thái, Miên, Miến, Lào, Tích Lan thì chuyện một nhà sư hoàn tục chỉ là chuyện bình thường. Thậm chí một thanh niên từng là nhà sư luôn được xem trọng hơn một người chưa từng. Điều quan trọng nhất, theo luật Phật, là đương sự phải đến và đi trong sự minh bạch. Còn là nhà sư thì hoằng pháp, về đời thì vẫn tiếp tục hộ pháp. Phật giáo có chỗ đứng cho cả tăng lẫn tục.

Ở vai trò nào người ta cũng có thể đóng góp cho đạo, bằng cách này hay cách khác. Với Phật tử người Việt, buồn thay, tình hình lại khác. Không ít người mình cứ xem việc hoàn tục là một sự thua cuộc, trốn chạy, xuống cấp. Từ đó, bản thân người hoàn tục thường rất dễ mặc cảm khi gặp lại những người quen cũ. Vô tình, ta mất đi một người bạn lành, một cư sĩ từng trải qua những ngày tháng trãi nghiệm thực thụ trong Phật Pháp.

Mấy hôm nữa tôi lại đi xa rồi, không biết lúc nào có dịp gặp lại. Chỉ mong ngày xưa chân bước trên đất chùa, nay về đời, sư lúc nào cũng có mái chùa trong tim. Tụi mình sẽ gặp lại nhau ở đó.

Chợt nhớ ông Phạm Công Thiện: Đã đi thì đã đi rồi, thượng phương lụa trắng cuối trời đong đưa….Và cũng bất chợt nhớ về thầy Tuệ Sỹ:

Một bước đường thôi nhưng núi cao

trời ơi mây trắng đọng phương nào

đò ngang neo bến đầy sương sớm

cạn hết ân tình nước lạnh sao…

Một bước đường xa, xa biển khơi

mấy trùng sương sớm nhuộm tơ trời

thuyền chưa ra bến bình mình đỏ

đã mấy nghìn năm tống biệt rồi…


Tôi viết mấy lời này cho một người vừa bỏ lại hiên chùa sau lưng, mà cũng là chút tâm tình cho những người cư sĩ vẫn chưa đủ rộng vòng tay cho một người bạn lành vừa quay về cạnh mình. Vẫn họ đấy thôi. Họ không phải người bỏ cuộc, chỉ là chọn lựa một kiểu đi khác. Mong lắm vậy thay !

Bài viết: "Thư tiễn một người đi"
Toại Khanh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

thư tiễn một người đi thu tien mot nguoi di tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

3 thói quen xấu gây tổn hại tế bào Mùa hoa sấu 飞来寺 Sơ lược tiểu sử HT Thích Tôn Thật Tản mạn bánh ngọt ngày xuân 4 cách hiệu quả giúp khởi tinh do thÕ 霊園 横浜 ส วรรณสามชาดก Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử Yoga tốt cho cả người lớn và trẻ em CHÙA NAM NHà 父母呼應勿緩 事例 คนเก ยจคร าน Bến sông vàng 一息十念 Chùa Hội Tôn Tư liệu đặc biệt về hậu duệ Tự làm đậu hủ 鎌倉市 霊園 Chuyện thiền sư thi sỹ thật thà nổi หล กการน งสมาธ Xuân từ bàn tay mẹ xuân pháp hoa 墓の片付け 魂の引き上げ cau be danh giay 別五時 是針 白佛言 什么意思 Thanh long giảm béo 五戒十善 Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh 因无所住而生其心 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Về Chánh niệm 迴向 意思 元代 僧人 功德碑 sự cường thịnh của một quốc gia theo Đau nửa đầu nguy hiểm như thế nào xử lý vấn đề tình cảm theo quan niệm åº Lại thấy nôn nao hình bóng quê nhà お仏壇 お供え りんの音色 зеркало кракен даркнет 中曽根坐禅传奇 氣和 Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp thức 皈依是什么意思 lu