(GNO-TT-Huế): Đài kỷ niệm Thánh tử đạo nằm bên bờ sông Hương, ngay đầu múi Nam cầu Trường Tiền, trước đài phát thanh cũ được đặt đá xây dựng vào ngày vía Đức Phật A-di-đà - 17 tháng 11 năm Ất Tỵ 1965. Theo đồ án kiến trúc của kỹ sư Ngô Nẫm, đài được thiết kế gồm 3 phần: phần đế, phần thân và phần đỉnh.

Thừa Thiên Huế: Trùng tu Đài kỷ niệm Thánh tử đạo

(GNO-TT-Huế): Đài kỷ niệm Thánh tử đạo nằm bên bờ sông Hương, ngay đầu múi Nam cầu Trường Tiền, trước đài phát thanh cũ được đặt đá xây dựng vào ngày vía Đức Phật A-di-đà - 17 tháng 11 năm Ất Tỵ 1965. Theo đồ án kiến trúc của kỹ sư Ngô Nẫm, đài được thiết kế gồm 3 phần: phần đế, phần thân và phần đỉnh.

Phần đế được xem như phần mộ, gồm trụ đế và đài, có chiều cao 0,8m, chu vi khoảng 9,91m; phần đài hoa dễ nhận dạng hơn, vì đó là cả một hoa sen cách điệu gồm 8 cánh, biểu trưng cho Bát Thánh đạo, mà cũng là biểu trưng cho 8 vị Thánh tử vì đạo.

Phần thân được xây theo hình khối lăng trụ gồm 4 mặt. Phần bên dưới được đúc hình vuông có cạnh 0,9m, tiến dần lên trên cạnh thu hẹp lại còn 0,77m và chiều cao của tháp là 1,28m. Mặt tiền tháp hướng ra ngã tư, được dùng làm bia ghi lạc khoản “Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật lịch 2507, ngày 8.5.1963” ở bên trên, “Giáo hội Thừa Thiên phụng lập” ở phía dưới và ở giữa ghi pháp danh và thế danh 8 vị Thánh tử đạo vào đêm mùng 8 tháng 5 năm 1963, tức đêm rằm tháng 4, PL. 2507:

Tâm Đồng – Đặng Văn Công.
Tâm Thành – Dương Viết Đạt
Tâm Thanh – Nguyễn Thị Yến
Tâm Thông – Nguyễn Thị Phúc
Tâm Hiển – Lê Thị Kim Anh
Tâm Thuận – Trần Thị Phước Trị
Tâm Chánh – Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tâm Tôn – Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoà.

Phía sau bia tháp là bài minh bằng chữ Hán được viết theo lối chân phương khắc sâu vào đá cẩm thạch, mà đã có lời dịch vô cùng thống thiết:

"Toàn thiện thay, Tám vị Thánh!
Sanh là tuấn anh, chết thành Thánh linh.
Sông Hương núi Ngự, rạng rỡ kết tinh.
Chánh ngược triều Ngô thân dẫu gặp,
Hồn mai nước Phật kiếp lai sanh.
Thà cam nát thịt tan xương, giữ gìn Chánh pháp,
Mặc kẻ báng Tăng huỷ Phật, họ phải hy sinh.
Nhìn xưa rồi ngó lại nay, kẻ đại bi rồi mới là đại lực,
Không sau mà chẳng có trước,
Chỉ tranh đấu cho thấy uy danh.

Phần đỉnh là một đài hoa được trang trí bằng hình lá sen ngược và 3 quả cầu chồng lên nhau biểu trưng cho Tam bảo Phật-Pháp-Tăng. Chiều cao của phần đỉnh ước chừng 1,5m. Phía trên cùng là bánh xe Pháp 12 nan được đúc bằng đồng, biểu thị cho 12 nhân duyên. Như vậy, tổng chiều cao của đài gồm 3 phần đế, thân và đỉnh vừa chẵn 6m.

tudao-1.gif

Toàn cảnh buổi lễ đặt đá trùng tu sáng 28-11-2010

tudao-3.gif

Non nửa thế kỷ trôi qua, thành phố Huế đã có nhiều thay đổi, ngôi nhà “Đài Phát thanh” nơi diễn ra biến cố đã bao lần thay ngôi đổi chủ và giờ đây cũng đã biến mất để tạo thành vườn hoa. Con đường Lê Lợi cũng đã bao lần được nâng cấp làm cho hiện trạng Đài Thánh tử đạo vốn đã rất “khiêm tốn” nay lại càng “khiêm tốn” hơn.

Trước đây, khi đường Lê Lợi chưa nâng cấp thì mặt bằng Đài Thánh tử đạo cao hơn mặt đường 2 đến 3 cấp, nhưng sau khi thành phố Huế cho nâng cấp mặt đường Lê Lợi thì mặt bằng Đài Thánh tử đạo đã bị thấp xuống gần ngang với mặt đường. Đồng thời khi vẽ đồ án Đài Thánh tử đạo, kỹ sư Ngô Nẫm cũng đã “dựa” vào tòa nhà của Đài Phát thanh để làm hậu cảnh, vì vậy chiều cao tổng thể của đài cũng tương ứng. Năm 2010, khi tỉnh Thừa Thiên Huế cho phá bỏ tòa nhà để trồng hoa làm công viên thì toàn bộ Đài Thánh tử đạo đã mất phần hậu cảnh và rất “nhỏ nhoi” so với cảnh quan thực.

tudao-2.gif

tudao-4.gif

tudao-6.gif

HT. Thích Đức Phương và chư tôn đức niêm hương

Đài Thánh tử đạo lại tọa lạc tại vị trí ngã tư đường Lê Lợi-Hà Nội, ngay đầu múi Nam cầu Trường Tiền, với diện tích chỉ chưa đầy 150m2 mà hằng năm Ban Trị sự và các ban ngành cùng hàng ngàn Tăng, Ni Phật tử và du khách đến dâng hương, tưởng niệm rất ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Thấy được điều này, Ban Trị sự đã có văn bản đề nghị chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế cấp thêm đất và giấy phép để Ban Trị sự trùng tu cho hợp với nhu cầu. Và vào sáng 28-11-2010, dưới sự chứng minh của HT.Thích Đức Phương, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự THPG Thừa Thiên Huế cùng chư tôn đức trong Ban Trị sự và các ban ngành trực thuộc, các tổ đình, tự viện và đông đảo Phật tử, buổi lễ khai búa đặt đá trùng tu Đài Thánh tử đạo đã được long trọng cử hành trước sự chứng kiến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

tudao-7.gif

 HT. Thích Đức Phương khai búa trùng tu

tudao-8.gif

HT. Thích Đức Phương đặt viên đá trùng tu

tudao-9.gif

Hoa sen cách điệu phần bệ đài

tudao-10.gif

Mặt trước phần thân đài ghi pháp danh và thế danh 8 vị Thánh

tudao-11.gif

Mặt sau phần thân đài ghi bài minh

tudao-12.gif

Phần đỉnh đài

Theo thiết kế, việc trùng tu sẽ không làm thay đổi đài cũ mà vẫn giữ nguyên thân đài, chỉ mở rộng khuôn viên và nâng cao bệ, di dời đài thụt lùi khoảng 1 đến 2 mét để tạo cảnh quan thích hợp cho toàn bộ ngôi đài và có không gian hành lễ thoáng rộng hơn.

Như vậy, gần nửa thế kỷ soi mình bên dòng Hương, Đài Thánh tử đạo luôn in hình trong tâm thức người Phật tử Việt Nam nói chung và người Phật tử Huế nói riêng, và vẫn còn vang vọng mãi lời người xưa “… Lập đài kỷ niệm này, chúng tôi chỉ muốn cho mọi người Phật tử Việt Nam nhớ lại công đức của những người đã hy sinh… để tự mình đừng quên nhiệm vụ của chính mình đối với Dân tộc, đối với Đạo pháp” *.

Bài, ảnh Trí Năng  

* Diễn văn khánh thành Đài Thánh tử đạo vào ngày 27-2-1966, PL. 2509 của cố Hoà thượng Thích Đôn Hậu


Về Menu

Thừa Thiên Huế: Trùng tu Đài kỷ niệm Thánh tử đạo

Thuốc lá điện tử cũng gây hại tim bình an 必使淫心身心具断 曹村村 Mục tiêu và cách xử trí tiền đái 佛教中华文化 上座部佛教經典 อธ ษฐานบารม 簡単便利 戒名授与 水戸 迴向 意思 văn tài u 仏壇 おしゃれ 飾り方 천태종 대구동대사 도산스님 cần phải nhớ dù có những khi nông イス坐禅のすすめ ประสบแต ความด bốn điểm cốt yếu trong phật giáo Cây hoa gạo 仏壇 通販 供灯的功德 Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại Mất trí nhớ ở phụ nữ nghiêm trọng 父母呼應勿緩 事例 Quen mà lạ Chè đậu xanh viên rau câu 雷坤卦 Béo phì ở trẻ em đừng xem thường 鎌倉市 霊園 Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt Ngẫu nhiên hay mầu nhiệm 饒益眾生 Giao tiếp với người độc đoán ở Để ngăn ngừa bệnh tim và tiểu 饿鬼 描写 Ăn nhiều gia vị giúp sống lâu hơn 二哥丰功效 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi 妙蓮老和尚 築地本願寺 盆踊り 佛教算中国传统文化吗 Món chay từ khoai 找到生命價值的書 市町村別寺院数 墓地の販売と購入の注意点 佛說父母 一日善缘 蒋川鸣孔盈 色登寺供养 随喜