Ai cũng biết câu
Thực hành hạnh

‘Có thực mới vực được đạo’. Muốn lạc nghiệp cần phải an cư, muốn tu hành thăng tiến thì những nhu cầu tối giản cho đời sống như bốn vật dụng (cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, thuốc men) phải tạm đủ. Thọ dụng mà không dính mắc đối với người tu tưởng dễ mà thực ra không dễ chút nào. Bởi những tham ái phiền não ngủ ngầm bên trong sẽ chờ thời cơ trỗi dậy, chỉ cần một chút sơ suất mất chánh niệm thì tâm liền dính mắc.
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nay Ta sẽ nói: Có người như sư tử và có người như dê. Các thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ đó. Các Tỳ-
kheo đáp: Xin vâng, Thế Tôn. Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo rằng: Người kia tại sao mà giống sư tử? Ở đây, Tỳ-kheo! Có người được cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh. Người đó được rồi liền tự ăn uống, không khởi tâm dính mắc, cũng không có dục ý, chẳng khởi các tưởng, hoàn toàn không có niệm này, tự biết pháp xuất yếu. Cho dù không được lợi dưỡng, cũng không khởi loạn niệm, không có tâm tăng giảm. Ví như sư tử ăn thịt thú nhỏ. Bấy giờ vua loài thú ấy cũng không nghĩ rằng: ‘Cái này tốt, cái này chẳng tốt’, không có tâm dính mắc, cũng không dục ý, không khởi các tưởng. Người này cũng lại như thế. Nếu được cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men, trị bệnh, người này được rồi liền tự ăn uống, không khởi ý dính mắc; ví dù không được cũng không có các niệm.

Ví như có người nhân người cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh, được rồi liền ăn uống, khởi tâm dính mắc, sanh ý ái dục, không biết đạo xuất yếu. Giả sử không được, người ấy hằng sanh tưởng niệm này. Người ấy được cúng dường rồi, hướng về các Tỳ-kheo, mà tự cống cao hủy báng người khác: ‘Chỗ ta hay được y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh. Các Tỳ-kheo này không hay được’. 

Ví như có một con dê trong bầy dê lớn, ra khỏi bầy, đến đống phân lớn. Con dê này ăn phân no rồi trở về bầy dê, liền tự cống cao: ‘Nay ta được ăn ngon, các con dê này không hay được ăn’. Đây cũng như thế, nếu có một người được lợi dưỡng y phục, ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh, khởi các loạn tưởng, sanh tâm dính mắc, người ấy liền hướng về các Tỳ-kheo mà tự cống cao: ‘Ta hay được cúng dường, các Tỳ-kheo này chẳng hay được cúng dường’. Thế nên, các Tỳ-kheo hãy học như vua sư tử, chớ như dê. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này! Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm
”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm20.Thiện tri thức, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.340)

Trên bước đường tu, mỗi người có một phước báo khác nhau. Có người được tín thí cúng dường hậu hỹ, dư dật nhưng cũng có người kém duyên, ít phước, chỉ tạm đủ sống qua ngày. Dù dư dả hay thiếu thốn thì người tu cũng là những ‘kẻ ăn xin’ (khất sĩ) mà thôi. Trớ trêu là, hiện có không ít người tu có biểu hiện tự hào, thậm chí cống cao về phước báo hữu lậu; thành quả ‘ăn xin’ của chính mình. Nếu thọ dụng nhiều rồi ‘khởi tâm dính mắc, sanh ý ái dục, không biết đạo xuất yếu’ thì cũng nên suy ngẫm về ảnh dụ ‘có một con dê trong bầy dê lớn, ra khỏi bầy, đến đống phân lớn, con dê này ăn phân no rồi trở về bầy dê, liền tự cống cao: Nay ta được ăn ngon’ của Thế Tôn.

Dĩ nhiên khi chưa qua sông, ta rất cần chiếc bè. Cũng vậy, người tu cần thọ dụng để làm phương tiệntiến tu. Tuy nhiên cần thọ dụng trong tinh thần ‘không khởi tâm dính mắc, cũng không có dục ý, chẳng khởi các tưởng, hoàn toàn không có niệm này, tự biết pháp xuất yếu’. Người tu không chết vì sự thiếu hụt mà ngược lại thường bị ngộp trong sự đủ đầy. Thế nên, khi thọ dụng của cúng dường, người tu cần chánh niệm thẩm sát để luôn tự tại trong mọi hoàn cảnh.

Thực hành hạnh 'Không dính mắc'
Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

thực hành hạnh 'không dính mắc' thuc hanh hanh khong dinh mac tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

若我說天地 làm thế nào để thuyết phục bố mẹ chùa æ ²ç å đừng mang đá đặt ở trong tâm Lợi và hại của một số thực phẩm 四正勤 Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 16 Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Từ Một nhà báo cao tuổi nhất trong phật giáo tôn giáo cho tất cả mọi 淨界法師書籍 Giáo sư Trần Văn Khê biết tụng kinh từ 金剛經 Sà c triển Ajahn Chah å çœ¼ä½ æ loi Răng yếu do đâu Nghiệp chua tu quang lược sử phật giáo trung quốc ธรรมะก บพระพ ทธเจ đạo đức đối xử bình đẳng nét Doi 八吉祥 vム大乘方等经典有哪几部 テ 宗教与迷信是什么关系 sÃƒÆ c Lâm Đồng Lễ tưởng niệm Phật 楞嚴咒 福袋 Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ Tái sinh 正報 bo 證空性的方法 Bưởi 5 điều cần biết về ung thư vú 7 nguyên tắc sống vui sống khỏe phat giao ton giao cho tat ca moi nguoi Ạn 五戒十善 hãy quyet Tịnh và Thiền Hai hướng đi cùng một ペット僧侶派遣 仙台 宗教五寶