GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

放下凡夫心 故事 åº Nước cây xương rồng có tác dụng gì Những bữa cơm muộn 白佛言 什么意思 tang gia va luc hoa イス坐禅のすすめ Luyện thở giảm stress thiền hay tịnh tốt cho phút lâm chung nhà và tam san han 每年四月初八 thiền tông từ lăng già đến kim cang 上座部佛教經典 墓 購入 tụng kinh Khai bút đêm giao thừa 父母呼應勿緩 事例 vi อธ ษฐานบารม 皈依是什么意思 Những bài học của mẹ Nhân duyên khó lường 净土网络 ThẠy î ï 曹洞宗 長尾武士 仏壇 おしゃれ 飾り方 зеркало кракен даркнет Trái lê có nhiều công dụng tốt 五戒十善 Tùy 8 nguyên nhân gây ho mãn tính ก จกรรมทอดกฐ น d cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang VÃƒÆ Vai trò của người truyền đạo 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Giảm cân dù ít vẫn tốt cho sức khỏe truoc 迴向 意思 お仏壇 お供え dà chua dai tue 墓の片付け 魂の引き上げ Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức 1897 五観の偈 曹洞宗 Những sắc thời gian