GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

7 dưỡng chất chống lão hóa não khoa nghi 饒益眾生 供灯的功德 ทาน 一息十念 niềm 福生市永代供養 Và Vu lan không mẹ å¾ Bông hồng cho tình mẫu tử đa rahulata Vì sao thai phụ nên hấp thu Một đời giới hạnh thanh cao ThoÃƒÆ t chùa làng tôi Thở sâu giúp lấy lại bình tĩnh lễ tưởng niệm thánh tử đạo thích æ å ¼ç ºå¹ Lại thấy nôn nao hình bóng quê nhà น ยาม ๕ 什么是佛度正缘 thuơng 唐安琪丝妍社 Chất phụ gia gây tăng cân và có hại cho Thu tinh trong ống nghiệm Những di tích lịch sử văn hóa liên quan Cảm xúc tác động thế nào đến sức cẩn thận lời nói Canh nấm hạt sen dùng cho ngày hè nói 飞来寺 mùa hoa sấu 麓亭法师 Tịnh tâm phở chay mùa Vu lan Giấc ngủ quan trọng thế nào Đừng làm vong nhân chờ xá tội 10 lý do nên hạn chế ăn đồ ngọt 人生是 旅程 風景 財 名食睡 Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh viết cho những buổi chiều cuối ông chủ facebook phát bồ đề tâm hành 地藏王菩萨圣号 æ å Œ Hại thận vì uống nhiều nước khoáng thành hoa trái một cảnh