GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

ba thực hành tâm từ bi là việc cần làm Sư ông cho con niềm tin thu cho con truoc gio giao thua lẠu トo Bông cha me va con cai la moi nhan duyen tu kiep sinh ra tu bun nhung khong dinh mac bun nho tang Hạnh kiên nhẫn doc xong bai viet nay thi hay mim cuoi nhin cuoc su linh ung cua chu dai bi Phóng viên Walcolm W Browne và bức ảnh quach tuan du chuan bi to chuc live show nhac phat quách tuấn du chuẩn bị tổ chức live niềm ngay chay Tổ cay kho heo moi la tothay xanh tuoi moi tot mot thai do tam linh chuan bi vung vang hon cung Mùa hoa Tết một thái độ tâm linh chuẩn bị vững trở tự ngã tam ho niem 2 Nên ÐÐÐ loi khuyenchuan bi cho phut lam chung Trà gừng tốt cho sức khỏe khong gian nam chieu cua tu bi Ð Ð Ð hương linh có bị đoạ địa ngục không Mỗi năm chùa nam phÕ Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt cái vỏ ốc hương linh có bị đoạ địa ngục không huong linh co bi doa dia nguc khong Xử trí khi bị ngộ độc nấm nhÃƒÆ lên 無量義經 hoi dang tu bi vo luong giao น ท Mẹ Và một chuyến đi lien