GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

niem 25 lời phật dạy làm thay đổi cuộc nhà Quan hệ anh em Chỉ mất 200 đồng rau củ quả sẽ Khởi động Ngày Chay Thế giới phong sinh viec de kho lam phóng sinh việc dễ khó làm những bước chân quá khổ am nguyên nhân những khổ đau trên thế gian Stress có liên quan tới suy giảm trí nhớ Vì sao bạn bị chóng mặt Ngàn kho tàng sáng suốt vĩ đại của tự tánh bạn hiểu buông xả nghĩa là gì duy nga doc ton bÓ tát cuộc sống là một cuộc hành trình đầy khé đồng Người mở đường tận tụy ba loai gioi hanh giai thoat chung sinh khoi dau ba loại giới hạnh giải thoát chúng sinh Mối Mộc dục tượng thờ Khánh Hòa Húy kỵ lần thứ 35 Tổ sư Ăn uống theo giờ phi Trà Cuộc đời huyền bí của thiền sư có Hoa cúc và mứt gừng cà chua Ba Bệnh cảm càng nghiêm trọng hơn khi ở mùa xuân 新西兰台湾佛寺 首座 tuyen Cao nhìn và làm chủ cái giận Vòng eo tăng Nên chần rau quả qua nước muối cơm lá cẩm trộn củ quả vài ý nghĩ nhỏ về đức dũng của 人生是 旅程 風景 天眼佛教 phong ho nho quan niem trở