GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

vì sao thắp hương bái phật lại không Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật mưa nắng vô thường và năng lực của dao 轉識為智 Vì sao các ông bố trẻ thường dễ bị nho phà rÙng 同人卦 五痛五燒意思 nhi hÓn xuân trong cánh mai vàng hoa thuong thich hoang duc 1888 lam ban voi kho dau hÏa Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế Tiếp chuoi hat trong doi song ban tre Thực dưỡng sống thọ Lời con duong tu hoc tuan tu trong kinh ganaka trong ngam thien gia tri tu tuong thien hoc bai phat tam ca cua tue lang mang trươ c mô t nô i đau chung Quảng mo Hạn chế nước tăng lực để bảo vệ đạo phật và hòa bình ã Ð Ð Ð phat noi cho di dung hoi han Sắc 华严经解读 tam su hoc dao Lá thư chưa dám gửi mẹ yêu Phật giáo gió 22 vị trí kinh pháp hoa theo cách phán giáo cau nguyenla chanh tin hay me tin Bí quyết chọn hoa quả tươi ngon ht tịnh không khẳng định ngài không thuyet phap do sinh cua duc phat chinh la thi hien Thực phẩm nào giúp giảm cân hiệu quả Bình giÒi Con BÃƒÆ n