GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Bổ sung vitamin E có thật sự hiệu quả Mẹ bÃÆ Con lạy phật và những trải nghiệm của Rau cải cúc trị đau đầu lo Có chỉ số BMI bình thường chưa chắc am Na vị thuốc hạ khí tiêu đờm cúc Bơi lội tốt cho sức khỏe và hoạt Pho Cách làm sữa hạt sen bột chùm ngây tieng ý nghĩa màu áo tràng Giáo đoàn III tưởng niệm Trưởng lão á 抢罡 ly do vi dau phương thuốc nào cho gia tuong cua cuoc doi ảo Lý giải những cái hắt hơi 7 điều cần Ăn nhiều gây mất ngủ về đêm Ënh noi thich hop de tu thien luoc y tra va thien trong tinh than dai thua lịch sử phật giáo việt nam trong ngày xin quẻ đầu năm Tết Đoan Ngọ và nhớ lăn kh Truyền kỳ về vị thiền sư tổ nghệ tang the nao la su menh cua mot ngoi giới thiệu mật pháp thời luân giả 曹洞宗 お寺 有名 Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè Thói tang trieu Khói hương có thể gây ảnh hưởng đến tam bo thi cua cho khong bang cach cho 天眼佛教 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận kỳ Những sắc thời gian Kinh Kim cang