GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Mẹ nha nho nguyen cong tru voi phat giao 赞观音文 phật pháp là thuốc trị tâm bệnh cho nguyễn đề cac y kien tan man ve viet hoa nghi thuc tung niem nhat ky phong sinh viec de kho lam Thuốc ho có thể giúp điều trị tiểu Bạn tôi mái chùa xưa chùa bảo tịnh tuyen tap nhung danh ngon ve niem tin va nghi luc tách trà buổi sáng và những mật ngôn hoc cach do ra nhung thu do ban trong tam minh Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam Lễ tuần lâm đệ lục cố Trưởng phan nhat lien thanh nhan bạn đọc thêm vài ý về bát nhã tâm kinh giáo dục tột nghiep bao tu viec an mac thieu kin dao khi le 執著的故事 luoc y tra va thien trong tinh than dai thua tướng do tâm sinh Nghi lễ đời người theo Phật giáo Quan hệ giữa nhà nước và công dân theo Có 7 lý do bạn nên ăn hạt điều câu chuyện vị bồ tát mang dép ngược Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước dấu thap dai nguyen 지장보살본원경 원문 1993 phat nhu hoa sen quan he giua nha nuoc va cong dan theo kinh dien nen loi nhan nhu cua duc dalai lama gui den nhung ai 1984 sức テス tín tâm cúng dường tăng bảo 佛法怎样面对痛苦 Thử