GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40 Tròn đầy hạt lứt roi Ăn bông cải xanh để ngăn chặn ung thư màu hoa nào cho mùa vu lan 지장보살본원경 원문 vach tran su that cua loi tien tri tan the gangnam thÃ Æ Su van hanh quán âm ra đời lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Bích Thói Tiệc buffet chay thu được 8 tỉ xây chùa Kinh A Di Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon Trăng Hương trà mùa xuân Lợi ích của Thiền Vipassana cho bản đức vua bhumibol adulyadej Thuyền xuân Phở chay giới luật của lòng yêu nước Sơ lược tiểu sử đại lão HT KIM MINH để có được sự thanh tịnh nơi 31 dao tin 580 651 t l 摩訶俱絺羅 Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 ngày tat quan the am truy hôn Ba Tu tai sao tha thu khong phai la lam cho nguoi khac 淨行品全文 mẹ lich su va hoan canh tay tang Hơi hieu ro hon ve sac tuc thi khong 华藏法门 tai sao co su song chet noi tiep nhau tỉnh Dà Mẹ sống an lành chết an lành chua buu nghiem mõ suc Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Rụng tóc Nguyên nhân và cách khắc mùa hoa loa kèn