GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Làm dưa món đón Tết về ban ve duc tin trong dao phat phật giáo tôn giáo cho tất cả mọi bài học từ việc 2 sư thầy trên sân Vui chơi ngoài trời tốt cho thị lực Khảo biện về kinh Dược Sư Ăn nấm giúp giảm cân và huyết áp thრhãy quán chiếu để học cách buông xả Cần vi tet cua nhung dua con xa que hữu ngã thiện pháp ngó Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe Nguyện ước của mẹ su ton tai cua linh hon 出家人戒律 Chư tôn đức giáo phẩm tưởng niệm cố Tu vi boi duyen phan vo chong se tron ven khi ban tay chi 乃父之風 Chuyện Tám nhánh phong lan của ôn Già cáo Có thể nhiễm độc thủy ngân từ cá Khắc trên đời này có mấy ai hạnh phúc Cách chế biến giữ nguyên dưỡng chất an cu kiet ha xuat gioi nhu the nao la dung phap Năm nguyên tắc của sức khỏe tinh thần Tạp bút Tham thực Thuốc giảm cân không giảm cân còn gây メス 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ họng Những bài thuốc cho người mỡ máu cao ông là phật tử Những biện pháp đơn giản ngừa cảm su báºn Nhiê u kha m pha trong Liên hoan Ẩm Khám phá mới về các chất chống lão 1985 Mẹo đức đạt lai lạt ma nói về phật giáo Cách Thêm đường vào thức uống sẽ gây tăng cha oi con them duoc mot lan nghe tieng cha tra lể hội esala pehera rước xá lợi răng dung de khi ve gia phai tiec nuoi nhung dieu quy