GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Món bánh bò cốt Ăn chống gãy xương Sạc pin điện thoại lúc ngủ làm vô cảm xã hội và thái độ của người giÒi bá Ÿi Cảm niệm ngày Phật đản Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ 佛教中华文化 Các món chay ngày Tết Nghe pháp góc Đôi bàn tay mẹ Đậu hủ và nấm xào cà ri chay Cà phê giúp răng chắc khỏe DÃƒÆ chua hong tu Và à sang nay troi ung nang º Å o vung ben trong giao phap cua phat dung voi vang so sanh nguoi khac Bát chánh đạo benh khop phat giao Cần Phương pháp trị giãn tĩnh mạch Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa thanh 乃父之風 Bao giờ có thể như xưa hiểu Bâng khuâng hương Tết duc dat lai lat ma khuyen khich an chay nhan ngay biet the hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm Sữa có thật sự cần thiết cho trẻ Thích thiền tâm trang bien Khởi động Ngày Chay Thế giới Ăn ngọt có hại cho não tinh thần tôn sư trọng đạo của người cẠi Ăn chay ăn khôn ngoan bông hÓng cài áo Bí quyết làm sinh tố ngon お仏壇 お供え mắt haavard