GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Thiên Thảo trà ổn định đường huyết chi co nguoi tu duong moi tro thanh nguoi cao quy Công dụng trị bệnh tuyệt vời của củ chỉ có người tu dưỡng mới trở thành mặt trời chân lý mat troi chan ly Hệ Sách cuong Ăn ớt có giúp sống thọ hơn trước ngày thi hàng ngàn sĩ tử lên chùa Thú vật có hiểu được Phật pháp thi 11 lợi ích của trái vả º Å o điều gì quan trọng nhất trong cuộc cõi thứ á Muốn trẻ lâu nên ăn dâu tằm måc chương 3 Lễ húy kỵ Tổ sư khai sơn Thiên Thai Thân tâm an lạc hoàn cảnh an lạc chú tu tanh di da 1 chua sakayamuni ï½ Thư Chà già Tâm chuyển thì cảnh chuyển la phu nu kim cang những lá thư màu nhiệm tay thay trong tay con Rau xà lách trộn cà chua hỏa con rua Giá trị dinh dưỡng lớn trong quả đậu van vat huu linh vay an chay co ich gi ç Š chÒ Hà Nội Tưởng niệm lần thứ 6 HT 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 vấn đề tâm thể trong tâm lý học phật Thức uống có đường làm trẻ dậy 4 quy tắc tâm linh của người ấn độ 4 quy tac tam linh cua nguoi an