GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Bác sĩ Erich Wulff hòa thượng thích huệ hưng 1917 Thiếu kẽm làm tiêu hóa khó khăn Bỏ những thói quen xấu để sống vui Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon Tôi hạnh phúc vì tôi đang có mẹ Nhi thie trả lời những câu hỏi của cư sĩ hư nam dien vien lu luong vy dong vai duc phat thich Đường cũng độc hại như thuốc lá Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông ngoai tinh cong khai va ruong bo chế 燒指 ki廕穆 Mệt rồi ư bai hoc tu cuoc song người thỉnh chuông chùa tu de thể SÃÆ Lâm Đồng TT Thích Minh Hạnh Chánh åº Bếp xuân ht Đậu nành chống được hai bệnh ung thư 忉利天 nước tăng lực có thể gây ngộ độc Bắp cải giảm béo chữa tiểu Tiểu sử HT Thích Giác Hải Quan điểm của Ðức Phật về thực 20 xuan ve cung on lai hanh nguyen tu bi hy xa cua Những dấu hiệu của bệnh tim nguoi chủ thé tái sinh y nghia thoi cong phu khuya Gỏi trái sung lễ húy kỵ tổ sư khai sơn thiên thai Ăn chay và thưởng thức thiền trà Ba tôi và thiền khán thoại đầu tu hanh rot cuoc la gi chùa diên khánh Những dấu hiệu của bệnh Ăn Chay tiến Nhớ ơi