GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Tu hành trong mùa Vu lan 5 điều cần tránh khi bụng đói Người Phật giáo nhớ đến bác Sáu Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ quan Đọc bút ký của một nhà báo hiểu hơn 梁皇忏法事 別五時 是針 佛教書籍 Món chay từ đậu gà cho mùa chay Lào Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp Lá rụng buổi giao mùa 七五三 大阪 Món bánh bò cốt dừa sam 01 thuong lam mien trung Vì sao con người nên ăn uống thuần こころといのちの相談 浄土宗 å Chà nh Bậc cao tăng đạo đức thủy chung phẩm song さいたま市 氷川神社 七五三 皈依是什么意思 tà n chương ii thời kỳ truyền bá và hội cÃn song khong hoi tiec neu ban lam duoc 15 dieu sau Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ lam sao tranh duoc nhung khen che 曹洞宗総合研究センター tha người niệm phật chớ nên nghe nhiều pháp và cái giống pháp Nghiên cứu về cơ sở hình thành 佛教算中国传统文化吗 己が身にひき比べて 蒋川鸣孔盈 浄土宗 2006 trai ประสบแต ความด Làm dưa món đón Tết về 鎌倉市 霊園 一日善缘 Nh Nhà hàng chay Nguyệt Tâm giảm giá 20 อธ ษฐานบารม những vấn đề chung quang danh hiệu bồ 荐拔功德殊胜行 big bang và lý thuyết vũ trụ của đạo