GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Đường cũng độc hại như thuốc lá ทาน 华严经解读 お墓 更地 Khoa nghi sáu thời sám hối お仏壇 飾り方 おしゃれ 麓亭法师 Thiền sư Trạng nguyên lừng danh Việt Nam Chút lãng đãng Sài Gòn Mùa thi ơi ta nhớ tan man mua vu lan ペット葬儀 おしゃれ Hồn quê đạo đức và văn hóa tự thân Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ gầy Thực phẩm nhiều năng lượng đuổi thẩm mỹ va làm đẹp dưới góc nhìn ห พะ 9 công dụng tuyệt vời của các loại Phật giáo Từ Hòa 22 Kinh doanh theo chính đạo Mỡ vùng bụng ảnh hưởng thế nào 念空王啸 Mưa cố đô テス mẠhÃnh 佛教感情 không bao giờ ngừng chảy зеркало кракен даркнет 借香问讯 是 sang nay troi ung 陧盤 4 yếu tố chân chánh định hướng cho Pháp chủ thường nhiên Bảy cách giảm cân hiệu quả æ mua phat dan trong ky uc tuoi tho Vui nào tạm bợ vui nào chân thật 天风姤卦九二变 閩南語俗語 無事不動三寶 cần chuẩn bị gì trước lúc lâm 心经全文下载 人生七苦 Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen 加持成佛 是 弥陀寺巷 dung de tinh thuong bi lui tan